Bệnh sỏi bàng quang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả.

Sỏi bàng quang  là một trong những bệnh sỏi phổ biến nhất và có kích thước lớn nhất. Vì bàng quang  là nơi có diện tích rộng và chứa nước tiểu cùng chất cặn bã trước khi đào thải ra ngoài cơ thể. Lâu ngày sỏi không ra được, tích tụ lại khi gặp điều kiện thích hợp tạo thành bùn sỏi, sỏi nhỏ kết hợp với nhau thì sỏi càng to và nhiều.

Sỏi bàng quang kích thước càng to càng gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi phát hiện mình có các dấu hiệu của sỏi thì cần đi khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Sỏi bàng quang là gì?

Bàng quang

Theo Wikipedia , bàng quang hay còn là bọng đái. Đây là cơ quan chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát ra ngoài cơ thể theo quá trình đi tiểu.

Bàng quang là một cơ rỗng . Nước tiểu vào bàng quang qua niệu quản và ra khỏi bàng quang theo niệu đạo.

Sỏi bàng quang

Các khoáng chất lắng đọng và hình thành những khối đá nhỏ trong bàng quang được gọi là sỏi bàng quang. Khi nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang càng nhiều gây ra kết tinh khoáng chất trong nước tiểu càng lớn và hình thành sỏi càng nhanh.

Hình dạng sỏi trong bàng quang thường có hình tròn, nhẵn hơn các loại sỏi khác , ít bị xù xì, góc cạnh.

Khi sỏi xuống bàng quang mà nhỏ đôi khi tự đào thải ra ngoài theo đường tiểu được. Nhưng nếu là sỏi lớn sẽ bị lắng đọng tại bàng quang rất khó thoát ra ngoài . Nếu để lâu ngày sỏi trong bàng quang có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

"<yoastmark

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết sỏi bàng quang

Bệnh lý này có dấu hiệu nhận biết giống khá nhiều các loại sỏi khác như sỏi thận, sỏi niệu quản.  Vì vậy người bệnh cần để ý nhận biết các triệu chứng để  đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện sỏi sớm. Một số triệu chứng thường gặp khi bị sỏi bàng quang:

Đau bụng dưới

Khi sỏi hình thành trong bàng quang sẽ gây viêm sưng do sỏi cọ sát vào thành bàng quang. Vì vậy người bệnh sẽ cảm thấy bị đau quặn từng cơn ở bụng dưới hoặc vùng thắt lưng.  Các cơn đau này còn hay được gọi là cơn đau quặn thận. Ở nam giới thì biểu hiện đau hoặc khó chịu ở dương vật.

Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần

Người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, mặc dù vừa đi tiểu xong, số lần đi tiểu tăng lên.  Ngoài ra khi kích thước sỏi to lên có thể làm viêm bàng quang gây ra tiểu buốt, nước tiểu có máu. Hoặc tình trạng nước tiểu đục, tối màu bất thường và rò rỉ nước tiểu.

Tiểu khó hoặc gián đoạn dòng chảy

Người bệnh đi tiểu bỗng nhiên bị ngưng lại và kèm theo tình trạng đau dương vật ở nam giới. Nhưng khi người bệnh thay đổi tư thế có thể lại đi tiểu bình thường được. Tình trạng tiểu ngắt này sẽ nghiêm trọng theo kích thước phát triển của viên sỏi.

Rối loạn chức năng bàng quang mãn tính

Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, sỏi trong bàng quang sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiết niệu lâu dài.  Bệnh lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thận và niệu đạo đưa nước tiểu ra ngoài.

Nhiễm trùng đường tiểu

Nước tiểu được dẫn từ bàng quang xuống, nếu bàng quang bị sỏi dẫn đến viêm nhiễm thì ảnh hưởng đến đường tiểu và cả đường tiết niệu.

Ung thư bàng quang

Khi sỏi ở trong bàng quang cọ sát vào thành bàng quang gây sưng viêm , gây ra tổn thương các mô của bàng quang. Nếu để lâu dần nước tiểu và khoáng chất bị lắng đọng tại sẽ hình thành các mô phát triển bất thường. Đây là nguyên nhân dẫn đến ung thư bàng quang và có thể lây lan sang các bộ phận khác..

Nguyên nhân dẫn đến sỏi bàng quang

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này . Vì bàng quang là cơ quan bài tiết của cơ thể. Nước tiểu và các khoáng chất  cặn bã của cơ thể sẽ được lưu giữ trong bàng quang, sau đó mới từ bàng quang qua niệu đạo ra bên ngoài. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh lý sỏi :

Phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt lành tính hay tăng sản là nguyên nhân hàng đầu làm xuất hiện sỏi ở nam giới. Tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ gây chèn ép nên niệu đạo khiến cho nước tiểu bị cản trở và ứ đọng trong bàng quang.

Túi thừa bàng quang

Hiện tượng túi thừa xuất hiện sau quá trình phì đại tuyến tiền liệt hoặc ở phụ nữ sau sinh.  Đây là phần lồi ra bên  ngoài của thành bàng quang, rất dễ bị tổn thương.

Tổn thương thần kinh bàng quang

Dây thần kinh bàng quang  bị tổn thương do bị chấn thương cột sống hoặc do di chứng sau đột quỵ. Các dây thần kinh điều khiển cơ vòng đóng mở kiểm soát nước tiểu. Khi cơ vòng bàng quang hoạt động không bình thường dẫn đến tình trạng sỏi hình thành trong bàng quang.

Viêm bàng quang

Bệnh lý về sỏi sẽ phát triển khi bàng quang bị viêm. Lâu ngày sẽ bị sỏi mãn tính với các triệu chứng tiểu buốt, đau quặn bụng dưới,…

Sỏi thận

Sỏi được hình thành trong thận không cố định mà sẽ di chuyển và phân bố ở nhiều ngóc ngách trong thận khác nhau. Sỏi thận nhỏ theo đường niệu quản xuống bàng quang, tại đây có thể phát triển thành sỏi ở bộ phận mới là  bàng quang. Sỏi thận rơi xuống bàng quang cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lý này.

Sỏi thận
Sỏi thận

Thiết bị y tế

Các di vật sót lại trong bàng quang như chỉ khâu, đầu sonde, mảnh đạn, hoặc các ống thông – ống đưa qua niệu đạo để giúp đưa nước tiểu thoát ra ngoài. Các dụng cụ này đi qua bàng quang hoặc sót cũng có thể gây sỏi trong bàng quang.

Yếu tố nguy cơ

Do chế độ ăn uống thiếu protein và mất nước nhiều cũng dẫn đến bệnh lý sỏi.

Người không uống đủ lượng nước tối thiểu một ngày từ 1,5 – 2 lít nước/ ngày.

Người đã có tiền sử về bệnh sỏi, hoặc đình có người bị mắc bệnh lý này.

Đối tượng hay mắc sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang rất phổ biến, không phân biệt tuổi tác hay đối tương bị sỏi. Tuy nhiên do thói quen và một số yếu tố khách quan thì một số đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn như:

Người cao tuổi

Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh lý này thấp hơn người lớn tuổi nhiều lần. Ở những nước phát triển, theo thống kê độ tuổi hay mắc bệnh lý sỏi trên 50 tuổi.

Giới tính

Thông thường nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới . Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lý này ở nam giới là do mở rộng tuyến tiền liệt. Hoặc có thể do một số nguyên nhân khác như ung thư tuyến tiền liệt , thu hẹp niệu đạo nhiễm trùng hay phẫu thuật.

Điều kiện sống

Do địa hình phân bố, đặc điểm sinh sống khác nhau, người ở nông thôn dễ bị sỏi hơn người thành thị. Hay những người sống ở núi đá vôi, ven biển sẽ bị mắc cao hơn vùng khác.

Cách chữa trị sỏi bàng quang hiệu quả

Tùy vào tình trạng sỏi của người bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu trong trường hợp sỏi có kích thước nhỏ có thể uống nước nhiều hơn để tán sỏi ra bên ngoài.

Sử dụng thuốc Tây

Nếu sỏi dưới 5mm và mới từ niệu quản xuống bàng quang thì người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc sau kết hợp uống nhiều nước

  • Thuốc giãn cơ trơn: làm giảm đau do viêm sưng và co thắt thành bàng quang gây ra, giúp bài tán tống sỏi ra khỏi cơ thể.
  • Thuốc giảm đau: giúp các cơn đau quặn ở bụng dưới , hay đau do tiểu buốt.
  • Thuốc kháng sinh giúp chống sưng tiêu viêm do sỏi cọ xát vào thành bàng quang.

Mẹo dân gian trị sỏi bàng quang tại nhà

Sử dụng dứa, rau đắng, râu ngô, bí xanh… bạn có thể chữa sỏi ở bàng quang ngay tại nhà.

Dứa

  • Cách 1: Điều trị bằng qủa dứa

Dùng một quả dứa, khoét cuống, nhét một cục phèn chua vào trong quả dứa, rồi đem đi nướng cho cháy hết vỏ. Sau đó lấy nước cốt uống , đều đặn mỗi ngày 1 quả sỏi sẽ tan dần.

  • Cách 2: Điều trị sỏi bằng rễ cây dứa

Rửa rễ cây dứa sạch, sau đó sao vàng lên. Kết hợp với lá kim tiền thảo sắc uống đều đặn ngày 2 lần. Uống 5 đến sau ngày sỏi sẽ ra.

Điều Trị Sỏi Bằng Quả Dứa Hiệu Quả
Điều Trị Sỏi Bằng Quả Dứa Hiệu Quả

Râu ngô

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Râu ngô, lá bầu đã rửa sạch và thái nhỏ.

Cách làm: Cho râu ngô và lá bầu vào nồi với 400 ml nước, sau đó đun sôi kỹ và chắt lấy 250 ml. Mỗi ngày uống từ 4-5 lần. Uống trong 7-10 ngày để có hiệu quả.

Vỏ bí xanh

Nguyên liệu cần có: Vỏ bí xanh, ô mai ( 12 quả).

Cách làm: Đem rửa sạch vỏ bí xanh rồi thái nhỏ rồi cùng với ô mai. Sau đó đun sôi, chắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống 4 lần, kiên trì sử dụng để có hiệu quả tốt nhất.

  • Ngoài ra cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.  Theo dõi sức khỏe và các biến chứng của bệnh tiết niệu.
  • Uống nhiều chất lỏng: Bổ sung nước cho cơ thể theo cơ chế tối thiểu 2,5 lít một ngày. Có thể uống thêm nếu cơ thể bạn cho phép.
  • Ăn nhiều hoa quả, rau xanh hoặc bổ sung nước bằng cách ăn canh trong bữa ăn.
  • Uống nhiều nước trái cây. Trong nước trái cây có chứa thành phần Cranberry giúp ngăn ngừa nhiễm trùng , tăng các vi khuẩn có lợi.
Có thể bạn quan tâm
F1261489e5331f6d4622
C2ce2161d0db2a8573ca
F849c1e6305cca02934d

1800.6907