Bệnh sỏi thận có nguy hiểm gì không ?

Sỏi thận là những tinh thể rắn được kết tinh ở thận. Qua nhiều năm, kích thước của những viên sỏi thận sẽ tăng dần theo thời gian và gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, khó chịu. Bệnh sỏi thận có nguy hiểm gì không ? Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Những biến chứng của bệnh sỏi thận phải kể đến như nguy cơ bị vỡ thận, suy thận.  Chính vì vậy, căn bệnh sẽ thực sự rất nguy hiểm nếu như người bệnh không có phương pháp điều trị kịp thời và hợp lý.

Theo Vinmec, sỏi thận hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Một số biến chứng của bệnh sỏi thận như:

Sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiết niệu

Vị trí xuất hiện của sỏi thường là ở bể thận, đài thận. Tuy nhiên, chúng thường không ở cố định ở vị trí này mà thường di chuyển xuống niệu đạo, niệu quản thông qua dòng chảy của nước tiểu.  Điều này sẽ khiến cho nước tiểu bị đọng lại ở thận và những vị trí khác. Từ đó gây nên tình trạng giãn đài bể thận, thận bị ứ nước. Lâu dần dẫn đến nguy cơ bị bể thận.

Sỏi thận gây nên những cơn đau quặn ngang thắt lưng
Sỏi thận gây nên những cơn đau quặn ngang thắt lưng

Tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi thận chính là nguyên nhân khiến người bệnh chịu phải những cơn đau quặn thận. Kèm theo đó là tình trạng bí tiểu, tiểu rắt, tiểu khó.

Sỏi thận gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Sỏi khi tồn tại  lâu ngày trong cơ thể sẽ trở thành nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn gây hại. Khi những viên sỏi thận góc cạnh sắc nhọn di chuyển sẽ làm tổn thương niêm mạc của đường tiết niệu ở nhiều vị trí. Từ đó dẫn đến tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm trùng. Thận sẽ bị tổn thương, gây viêm bể thận, teo thận, xơ thận…

Những dấu hiệu của viêm đường tiết niệu có thể nhận biết như : đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, sốt… Nặng hơn là tình trạng thận bị viêm, thận ứ mủ…

Suy thận cấp tính, mãn tính

Sỏi sẽ gây tắc nghẽn, viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, khi thận ứ nước, ứ mủ sẽ khiến cho tế bào thận bị hủy hoại. Từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng thận với nhiều mức độ. Người bệnh sẽ rất dễ bị suy thận cấp tính, mãn tính. Khi chức năng thận bị suy giảm trên 75 % sẽ làm nguy hại đến tính mạng. Lúc này sẽ đòi hỏi sự can thiệp tích cực hơn bằng cách như ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo. Những dấu hiệu cảnh báo suy thận đó là : thay đổi vị giác, sưng phù các bộ phận, da niêm mạc nhợt nhạt…

Vỡ thận

Những viên sỏi sắc nhọn và có kích thước lớn sẽ cọ xát và có nguy cơ khiến thận bị vỡ.  Vỡ thận tuy là một biến chứng rất hiếm gặp nhưng lại hết sức nguy hiểm. Chúng sẽ khiến cho người bệnh tử vong nếu không được điều trị và cấp cứu tạm thời.

Trên thực tế, do vách thận rất mỏng nên nếu tình trạng ứ nước kéo dài kèm theo dấu hiệu bị phù nề, sưng viêm sẽ làm tăng áp lực và gây vỡ thận đột ngột.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Tránh tình trạng căn bệnh biến chứng nặng sẽ rất nguy hiểm và rất khó chữa trị.

Có thể bạn quan tâm
F1261489e5331f6d4622
C2ce2161d0db2a8573ca
F849c1e6305cca02934d

1800.6907