Bệnh suy thận là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

Tại Việt Nam ước tính có khoảng 5 triệu người bị suy thận.  Hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới. Số người bị suy thận chiếm khoảng 6.73% dân số Việt Nam và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Trong số đó thì rất nhiều trường hợp không được phát hiện và điều trị phải chạy thận nhân tạo, ghép thận hoặc thậm chí tử vong. Vậy suy thận là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị ra sao? Hãy cùng https://thananplus.vn/ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Suy thận là gì? Thế nào là suy thận mạn, suy thận cấp tính

Suy thận là tình trạng các chức năng của thận không được đảm. Bao gồm chức năng bài tiết nước dư thừa và bài tiết chất độc gây ứ đọng chất thải (urê, ammoniac creatinine,…). Đây chính là nguyên nhân suy thận và  kéo theo suy giảm chức năng sản xuất hoocmon.

suy thận là gì
Suy thận là căn bệnh nguy hiểm nhưng tiến triển âm thầm

Suy thận được chia thành 2 loại là: suy thận cấp và suy thận mạn.

Suy thận cấp

Suy thận cấp là hiện tượng thận bị hạn chế chức năng loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể. Cũng không đảm bảo được quá trình cân bằng nước và điện giải. Khi thận bị suy yếu, chất thải không được loại bỏ ra ngoài cơ thể mà tồn đọng lại trong máu. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình bài tiết. Suy thận cấp tính diễn ra rất nhanh, có thể chỉ vài giờ hoặc vài ngày.

Trường hợp này nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Do đó bạn cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ . Nếu phát hiện mình bị mắc bệnh này. Suy thận cấp tính hoàn toàn có thể điều trị nếu phát hiện sớm. Và có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Suy thận mạn

Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận. Hay bệnh về tiết niệu như viêm đường tiết niệu, sỏi thận, viêm thận, viêm đài bể thận… Làm giảm chức năng của thận. Biểu hiện là mức lọc cầu thận giảm, rối loạn các chức năng nội tiết của thận. Đồng thời làm rối loạn cân bằng nội môi. Nếu tình trạng kéo dài sẽ phát triển thành suy thận. Khi đó thận mất hoàn toàn chức năng lọc máu và bài tiết. Bắt buộc phải điều trị bằng chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Nguyên nhân bệnh suy thận?

Thường bắt nguồn từ hai nhóm nguyên nhân chính bao gồm: nhóm nguyên nhân trực tiếp và nhóm nguyên nhân gián tiếp.

Nguyên nhân trực tiếp gây suy thận

  • Bệnh viêm cầu thận cấp.
  • Bệnh cao huyết áp.
  • Ngoài ra còn có thể là biến chứng của bệnh tiểu đường và bệnh tiểu đêm nhiều lần.

Nguyên nhân gián tiếp gây suy thận

  • Thói quen ăn uống không khoa học: ăn quá nhiều các loại thực phẩm không an toàn, chức các chất độc hại làm ảnh hưởng đến gan, thận.
  • Sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu bia, thức uống có gas, cồn, cafein làm nồng độ pH trong cơ thể thay đổi khiến thận phải làm việc liên tục để cân bằng nồng độ PH trong cơ thể.
  • Lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc Tây với liều lượng lớn, lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới thận.
  • Sử dụng nhiều các loại thực phẩm có chứa chất phụ gia không tốt cho hệ thần kinh trung ương, máu, và thận như: bánh mỳ ngọt.
  •  Thói quen ăn mặn, dễ gây tăng huyết áp, làm lượng máu lưu thông trong thận khó ổn định, ảnh hưởng đến sức khỏe của thận, lâu dài có thể phát triển thành suy thận cấp, suy thận mạn.
  •  Uống ít nước mỗi ngày sẽ làm giảm khả năng đào thải độc tố của thận ra ngoài cơ thể, khiến các độc tố này tích tụ trong thận làm suy giảm chức năng của thận.

Cách phát hiện suy thận

Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ dễ chuyển sang suy thận mãn tính. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh thường gặp:

Tiểu nhiều lần cả ngày và đêm

Thận có chức năng bài tiết, các chất thải được thải ra ngoài qua đường nước tiểu, nhưng khi thận suy chắc chắn chức năng bài tiết sẽ có những thay đổi rõ ràng từ việc đi tiểu mỗi ngày. Cụ thể:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Lượng nước tiểu mỗi lần có thể nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường rất nhiều
  • Nước tiểu có thể có bọt lâu tan
  • Khi đi tiểu có cảm giác đau buốt, căng tức
  • Màu nước tiểu vành sậm hoặc trắng đục, thỉnh thoảng trong nước tiểu có máu…

Hiện tượng phù

Khi chức năng thận suy giảm, không bài tiết kịp các chất độc, chất thải ra dẫn đến tình trạng tích tụ lại cơ thể gây phù ở một số cơ quan trong đặc biệt là:

  • Sự tích tụ nước biểu hiện rõ ở mặt, gây phù ở mặt.
  • Sưng phù ở chân, đặc biệt là cổ chân, bàn chân
  • Hai bên tay
  • Có thể cả tấy đỏ nhẹ…

Triệu chứng ngứa, phát ban ở da

Khi các chất thải không được đào thải hết ra ngoài, nó bị giữ lại trong máu gây viêm nhiễm và ngứa ở nhiều mức độ.

Cơ thể ốm yếu, mệt mỏi

Thận cung cấp lượng hormone erythropoietin để tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxi. Khi bị suy thận, lượng hormone này sẽ bị giảm, cơ thể theo đó cũng sẽ ít đi các tế bào hồng cầu mang oxi … dẫn đến trí não, cơ thể dễ mệt mõi, thiếu tập trung, đau đầu chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn.

Suy thận gây hoa mắt chóng mặt, đau đầu
Suy thận gây hoa mắt chóng mặt, đau đầu

Thay đổi hơi thở và vị giác

Người bị suy thận thường trong hơi thở có mùi amoniac. Khi thận bị tổn thương, các độc tố trong cơ thể sẽ không được loại bỏ ra khỏi máu. Lúc này, chất thải sẽ tích tụ và phát tán ra hệ hô hấp. Đó là câu trả lời tại sao hơi thở của bạn lại hôi. Nếu hơi thở có mùi cá đặc trưng, điều đó có nghĩa là cơ thể đang gặp vấn đề về gan hoặc thận. Nitơ là thủ phạm chính gây ra mùi tanh trong hơi thở.

Chân tay lạnh

Tình trạng thiếu máu khi bị mắc bệnh gây giảm đi sức đề kháng cho dù đang ở phòng có nhiệt độ ấm cũng vẫn thấy lạnh.

Đau mỏi ngang thắt lưng, cạnh sườn

Suy thận có thể gây ra những cơn đau, có thể đau ở cạnh sườn sát với thận, đau ngang thắt lưng. Do vị trí của thận nên những cơn đau lưng thận yếu sẽ xảy ra ở dọc theo hai bên của cột sống thắt lưng. Người bệnh có thể bị đau ở thắt lưng bên trái hoặc thắt lưng bên phải tùy vào tình trạng thận yếu bên nào.

Cách chữa trị và phòng ngừa bệnh suy thận

  • Uống đủ nước: mỗi ngày đảm bảo uống từ 1,5- 2 lít nước để cung câp đủ lượng nước giúp thận hoạt động trơn tru, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Hạn chế tối thiểu ăn mặn như muối nước mắm: đa phần lượng muối đi vào cơ thể đều được xử lý qua thận. Do vậy, khi lượng muối vào cơ thể quá lớn sẽ khiến cho thận phải làm việc hết sức để đào thải các chất cặn bã, lâu ngày sẽ làm giảm khả năng hoạt động của thận, có thể gây suy thận.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng để tránh thừa cholesterol.
  • Không lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, thuốc tây gây hại cho thận
  • Không sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cafein… những chất này gây ảnh hưởng trực tiếp đến thận.
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng
  • Thăm khám bệnh đinh kỳ để nắm rõ sức khỏe bản thân

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận

Khi bị suy thận, người bệnh cần hết sức lưu ý về chế độ ăn cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận cần đảm bảo được những yêu cầu sau :

Chế độ đạm thấp

Dưới 25g đạm/ngày. Vì thế cần đạm có giá trị sinh học cao, đủ axit amin cần thiết và hấp thụ. Loại này thường có trong thực phẩm động vật như thịt, cá, trứng, sữa. Chúng chiếm ít nhất 50% lượng đạm của khẩu phần.

Chế độ ít đạm nhưng vẫn đủ năng lượng

Nên sử dụng trung bình 35-40 kcalo/kg/người. Nên dùng các loại khoai, củ, miến dong giàu năng lượng nhưng ít đạm. Còn gạo, mỳ chỉ dùng dưới 150g/ngày.

Chế độ đủ vitamin và muối khoáng

Dùng rau ít đạm như bí xanh, bí đỏ, cần ta, dọc mùng, su su, đu đủ xanh… Hạn chế rau ngót, muống, rau sắng vì nhiều đạm. Quả ngọt nên dùng nhiều. Rau quả cung cấp nhiều vitamin, nhất là vitamin C, Fe, axit folic để tạo máu; các nhóm B – A – E để tăng cường các chất chống ôxy hoá, tăng sức đề kháng.

Chế độ cân bằng muối và nước

Ăn nhạt ở mức 2-3g muối/người. Nếu ăn thêm bột gia vị, mỳ chính thì bớt muối đi. Tăng thức ăn giàu canxi như tép, cá nhỏ, xương… Giảm thức ăn nhiều phốt phát như bầu dục, gan…

Nước để ăn và uống bằng số lượng nước tiểu thải ra ngày hôm trước, ít hơn nếu có phù, nhiều hơn nếu có mất nước như bị tiêu chảy.

Có thể bạn quan tâm
F1261489e5331f6d4622
C2ce2161d0db2a8573ca
F849c1e6305cca02934d

1800.6907