Cơn đau quặn thận là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị.

Cơn đau quặn thận là tình trạng đau cấp tính và đau dữ dội, có lúc kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, Vậy nguyên dẫn đến tình trạng bệnh lý này là do đâu? Giải pháp điều trị bệnh lý ra sao , các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Những kiến thức về bệnh lý về Cơn đau quặn thận dưới đây sẽ giúp cho người bệnh hiểu rõ về bệnh lý của mình để có hướng điều trị phù hợp.

Cơn đau quặn thận là gì?

Cơn đau quặn thận  xuất hiện khi mắc các bệnh về sỏi tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản,… chặn một phần của đường tiết niệu.

Các cơn đau cấp tính thường xuất hiện ở vùng hố thắt lưng, đau lan đến vùng hạ sườn, đau lan xuống các vùng bẹn và vùng sinh dục ngoài.

Tình trang đau càng nghiêm trọng khi người bệnh hoạt động gắng sức như lao động, khuân vác vật nặng, đi xe đường dài.

Cảm giác đau thường  xảy ra dữ dội, cho dù đổi tư thế cũng không đỡ. Các cơn đau thường kéo dài từ 20 phút cho đến hàng giờ đồng hồ.

Cơn đau Quặn Thận Là Gì
Cơn đau Quặn Thận Là Gì

Nguyên nhân của cơn đau quặn thận

Nguồn gốc gây nên cơn đau quặn thận là do viên sỏi nằm trong đường tiết niệu. Khiến cho nước tiểu bị ứ đọng tại thận, căng chướng các tế bào của thận. Hơn nữa sỏi còn ma xát gây ra những cơn đau dữ dội.

Sỏi niệu quản

Khi niệu quản có sỏi sẽ làm nước tiểu không lưu thông được, ứ đọng lại dẫn đến tăng áp lực nên bể đài thận. Hơn nữa do hình dạng và kích thước sỏi xù xì, cọ sát vào thành niệu quản gây ra tiểu buốt, tiểu ra máu.

Sỏi thận

Khi thận có sỏi làm cho chức năng lọc và đào thải của thận bị ảnh hưởng. Các chất cặn bã càng tích tụ nhiều, sỏi càng phát triển làm tắc nghẽn tuần hoàn lưu thông trong thận. Sỏi thận làm gây nên những cơn đau quặn thận.

Xuất huyết đài – bể thận

Máu tụ trong bể thận, phình ra làm tắc nghẽn niệu quản gây ra tình trạng đau quặn thắt. Đây cũng là nguyên nhân gây nên các cơn đau quặn thận dữ dội cho người bệnh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng, đường tiểu bị gián đoạn không lưu thông gây viêm nhiễm.  Người bệnh sẽ bị đi tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt và xuất hiện các cơn đau thường xuyên.

Niệu quản bị hẹp

Tình trạng viêm niệu quản thường xuyên, dẫn đến viêm mãn tính. Lâu ngày sẽ trở thành u niệu quản.

Các Bệnh Lý Về Sỏi Gây Ra Cơn đau Quặn Thận
Các Bệnh Lý Về Sỏi Gây Ra Cơn đau Quặn Thận

Một số yếu tố nguy cơ hình thành cơn đau quặn thận

  • Chế độ ăn có chứa nhiều protein hoặc chứa nhiều chất oxalate
  • Tiền sử gia đình có người mắc sỏi tiết niệu
  • Uống ít nước, lao động trong môi trường khắc nghiệt ra nhiều mồ hôi
  • Có bệnh lý béo phì
  • Người đã từng phẫu thuật dạ dày làm tăng khả năng hấp thu canxi hình thành sỏi.

Triệu chứng nhận biết cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận thường xuất hiện đột ngột và kéo dài hàng giờ. Nhất là khi người bệnh phải mang vác hay lao động vất vả. Hoặc người bệnh đi xe đường dài. Người bệnh sẽ có cảm giác đau như dao đâm và co thắt bên trong.

Cơn đau xuất hiện từ vùng thắt lưng, lan xuống vùng hạ sườn, bẹn và xuống bộ phận sinh dục ngoài. Có thể cơn đau bắt nguồn từ thận hoặc từ niệu quản đều có triệu chứng đau lan như vậy.

Một số triệu chứng khác: người cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, vã mồ hôi. Ngoài ra còn bị sốt cao trên 38.5 độ C.

Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu. Hay bí tiểu,  đau dữ dội không đi tiểu được.

Những ai có nguy cơ mắc cơn đau quặn thận?

Tất cả mọi người, kể cả già hay trẻ đều có nguy cơ mắc các cơn đau quặn thận. Tuy nhiên theo thống kê thì một số các trường hợp sau nguy cơ mắc cơn đau quặn thận cao hơn :

  • Nam giới từ 40 tuổi trở nên có nguy cơ mắc bệnh này khác cao. Cao hơn hẳn tủy lệ phụ nữ mắc.
  • Người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, người bị suy giảm chức năng thận.
  • Người bị u sỏi tiết niệu hoặc nhiễm trùng đường tiểu
  • Người có hệ thống miễn dịch yếu hay bị suy giảm
  • Độ tuổi càng lớn  nguy cơ mắc  càng cao.

Điều trị cơn đau quặn thận như thế nào để hiệu quả?

Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị cơn đau quặn thận, trong đó phải kể đến những cách sau:

Sử dụng thuốc Tây

  • Thuốc giảm đau giúp cắt nhanh chóng các cơn đau
  • Dùng thuốc kháng sinh do sỏi gây nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Thuốc giãn cơ trơn giúp kích thích tán sỏi, tống sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu.
  • Các thuốc giúp kiểm soát nồng độ muối và khoáng chất để ức chế quá trình hình thành sỏi.

Chế độ dinh dưỡng

  • Uống nhiều nước, tối thiểu 1.5 – 2 lít nước / ngày giúp đẩy nhanh quá trình tán sỏi nếu sỏi nhỏ.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể. Một số loại rau có màu xanh đậm giàu chấy xơ, hay cam , chanh, bưởi, quýt,..
  • Cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lơn,…
  • Không ăn nhiều các thực phẩm chứa oxalat như socola, rau bina,…
  • Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, café,…
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thăm khám định kỳ, theo dõi sức khỏe và tình trạng bệnh.
chế độ dinh dưỡng cho người bị cơ đau đau quặn thận
chế độ dinh dưỡng cho người bị cơ đau đau quặn thận
Có thể bạn quan tâm
F1261489e5331f6d4622
C2ce2161d0db2a8573ca
F849c1e6305cca02934d

1800.6907