Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân cơn đau quặn thận

Triệu chứng cơn đau quặn thận xảy ra tất cả ở các bệnh lý về sỏi trong hệ tiết niệu. Cơn đau quặn thận được ví là cơn đau “ trời giáng” do tính chất của cơn đau và thời gian đau kéo dài. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, hướng dẫn dẫn chăm sóc bệnh nhân cơn đau quặn thận rất được nhiều quan tâm, cả về chế độ dinh dưỡng và chế độ rèn luyện sức khỏe.

Cần phải biết được căn nguyên của các cơn đau quặn thận để từ đó thay đổi và thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh.

Cơn đau quặn thận là gì?

Nếu bạn cảm thấy đau ở vùng hố thắt lưng, tiếp đến bị đau lan đến vùng hạ sườn trái. Sau đó cơn đau có thể tiếp tục lan xuống cả vùng bẹn và vùng sinh dục ngoài. Đây chính là dấu hiệu nhận biết của cơn đau quặn thận.

Các cơn đau xuất hiện mang tính chất cấp tính, và rất dữ dội, cho dù có thay đổi tư thế cũng không thể đỡ.

Cơn đau thường kéo dài từ 20 phút, có lúc hàng giờ đồng hồ. Cơn đau còn kèm theo một loạt các triệu chứng khác như: rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục. Thậm chí  người bệnh bị tiểu ra máu . Ngoài ra còn kèm theo tình trạng sốt cao, người ớn lạnh, nôn nao, buồn nôn, chóng mặt, cơ thể suy nhược.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau quặn thận như sỏi thận, sỏi bể đài thận, sỏi niệu quản,… Các hiện tượng xuất huyết đài bể thận, viêm chít hẹp niệu quanh niệu quản cũng là nguyên nhân dẫn đến cơn đau. Hoặc do người bệnh bị u bàng quang, u niệu quản,…

Cơn đau Quặn Thận
Cơn đau Quặn Thận

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân cơn đau quặn thận

Khi cơn đau quặn thận xuất hiện cũng là dấu hiệu báo động sức khỏe bạn gặp vấn đề. Nhất là các bệnh lý trong hệ tiết niệu. Đừng chủ quan, nếu gặp một trong các triệu chứng trên thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe luôn để biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau. Từ đó sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả.

Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi

Cắt giảm lượng Protein trong khẩu phần ăn.

Những loại thực phẩm như thịt gia cầm, thịt lợn, thịt bò và cá rất giàu protein . Trong khẩu phần ăn của người bị sỏi nên cắt giảm . Vì ăn nhiều protein sẽ chuyển hóa thành chất oxalate trong nước tiểu tăng lên. Đây là nguyên nhân hình thành sỏi.

Thực phẩm chứa nhiều axit và vitamin C

Các loại hoa quả có chứa nhiều vitaminC như chanh, quýt, cam, … người bị sỏi không nên ăn. Vì Vitamin C và axit làm tăng nguy cơ hình thành sỏi do sự biến đổi thành oxalate.

Axit sẽ làm các vết viêm loét do sỏi chà xát vào thành bàng quang gây viêm loét, chảy máu càng trở nên trầm trọng hơn.

Thực phẩm chứa nhiều Oxalate

Oxalate khi gặp canxi sẽ làm cho tình trạng tích tụ và kết tinh của sỏi diễn ra nhanh hơn. Vì vậy người bệnh cần hạn chế các thực phẩm chứa Oxalate.

Một số thực phẩm chứa nhiều Oxalate như: tỏi tây, cần tây, khoai lang, bí, đậu bắp, rau cải, nước trà, dâu tây, nho, cam , quýt,…

Muối và thực phẩm gìau canxi

Muối có rất nhiều cặn và các khoáng chất dễ kết tinh thành sỏi. Chính vì vậy hạn chế lượng muối tối đa nạp vào cơ thể. Trung bình mỗi ngày không nên nạp vào cơ thể quá 6 gram muối.

Ngoài ra ăn muối nhiều cũng làm hại thận, khiến thận phải tăng áp lực làm việc.

Một số thực phẩm cần hạn chế khác

  • Các chất, đồ uống có chất gây nghiện như cafe, thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có ga,…
  • Đồ ăn cay nóng gây kích ứng
  • Các món chiên xào, món nướng , nhiều dầu mỡ,…
  • Bánh kẹo, socola, đồ ăn sẵn, đồ đóng hộp,..
  • Một số gai vị gây kích thích như ớt, tiêu, mù tạt,…

Chế độ dinh dưỡng cho người bị sỏi

Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cho người bệnh nhanh hồi phục sau khi mổ sỏi. Đồng thời giúp hạn chế lắng đọng cặn sỏi, không làm gia tăng kích thước sỏi. Vì vậy người bệnh cần chú ý:

Chế độ Dinh Dưỡng Cho Người Bị Sỏi 3
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Người Bị Sỏi 3

Ăn thực phẩm chứa ít chất béo

Người bệnh không phải loại bỏ hoàn toàn chất béo trong thực đơn ăn hàng ngày. Nhưng bạn nên hạn chế những thực phẩm nhiều chất béo như mỡ động vật.

Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ

Đối với người bị sỏi bàng quang việc bổ sung chất xơ là vô cùng cần thiết. Các thực phẩm như rau củ quả có chứa rất nhiều các khoáng chất, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: trái cây, rau, củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,…

Uống nhiều nước và chất lỏng

Đặc biệt đối với người bị bệnh lý về sỏi, luôn có các chất cặn bã tích tụ trong hệ tiết niệu. Do nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày lắng đọng tạo cặn sỏi. Việc uống mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít/ ngày sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tán sỏi ra ngoài cơ thể.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

  • Thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp bạn hạn chế được tần suất cơn đau quặn thận.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, đều đặn
  • Uống thuốc đúng liều, theo hướng dẫn kê đơn của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc uống mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để có sức khỏe tốt hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm
F1261489e5331f6d4622
C2ce2161d0db2a8573ca
F849c1e6305cca02934d

1800.6907