Phương pháp tán sỏi niệu quản ? Cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật

Để điều trị sỏi niệu quản, bác sĩ thường áp dụng phương pháp tán sỏi.  Phương pháp tán sỏi niệu quản này được áp dụng với trường hợp sỏi có kích thước tương đối nhưng không phù hợp với điều trị ngoại khoa.

Vậy phương pháp tán sỏi niệu quản có chi phí điều trị như thế nào ? Cách chăm sóc bệnh nhân sau tán sỏi niệu quản ra sao ?

Chi phí tán sỏi niệu quản

Theo Hello Bacsi, sỏi niệu quản là những tinh thể cặn bị mắc kẹt tại niệu quản. Dấu hiệu dễ nhận thấy là những cơn đau quặn thận và đi tiểu ra máu.

Bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu, sử dụng tia laser, từ trường, sóng xung kích, sỏi sẽ vỡ thành từng mảnh nhỏ. Từ đó sẽ tạo điều kiện để sỏi thoát ra bên ngoài thông qua đường tiểu.

Thông thường, chi phí tán sỏi từ 11 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Tùy vào từng cơ sở y tế, kĩ thuật tán sỏi và phương pháp mà chi phí thực tế sẽ có thể bị chênh lệch. Để biết được cụ thể chi phí tán sỏi bao nhiêu, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với nhân viên của phòng khám và bệnh viện.

Phương pháp tán sỏi niệu quản

Có hai phương pháp tán sỏi được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể

Thông qua việc sử dụng sóng từ trường, sóng sẽ đi qua da và tác động lên sỏi. Dưới tác động của sóng từ trường, sỏi sẽ vỡ ra làm nhiều mảnh. Từ đó sẽ được đào thải ra bên ngoài thông qua đường tiểu.

Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể.
Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể.

Phương pháp tán sỏi niệu quản thực hiện được khi chúng có kích thước nhỏ hơn 10 cm. Mặc dù vậy, phương pháp này phải cần thực hiện ít nhất 2 lần bởi nó thường không tác động trực tiếp lên sỏi.

Tán sỏi niệu quản ngược dòng

Tức là tán sỏi niệu quản bằng laser. Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi mềm đi qua niệu đạo. Sau đó di chuyển đến niệu quản và bàng quang. Bằng việc sử dụng tia laser, sỏi sẽ bị tán thành từng mảnh nhỏ. Kỹ thuật tán sỏi này được áp dụng đối với những bệnh nhân có sỏi niệu quản nhỏ hơn 0,5 cm. Sỏi niệu quản có kích thước từ 0,6 đến 2 cm sẽ không phù hợp.

Tuy nhiên, phương pháp này không được dùng cho bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu nặng và nam giới bị hẹp niệu đạo. Ngoài ra, bệnh nhân bị rối loạn đông máu và hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi cũng không thể áp dụng được phương pháp này.

Chăm sóc bệnh nhân sau tán sỏi niệu quản

Việc chăm sóc bệnh nhân sau khi tán sỏi là yếu tố giúp cho người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh. Việc chăm sóc bệnh nhân phải tuân thủ theo những cách sau :

  • Không được va chạm mạnh vào vùng da tán sỏi.
  • Uống đủ 2,5 – 3 lít nước/ngày.
  • Thực hiện việc uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc điều trị tùy tiện.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn chứa nhiều muối, ớt, dầu mỡ, hạt tiêu…
  • Thực hiện việc vệ sinh vùng kín đều đặn hàng ngày để tránh bị nhiễm trùng đường tiết niệu sau khi tán sỏi.
  • Không nên quan hệ tình dục trong thời gian đầu vừa mới tán sỏi.
  • Thực hiện việc thăm khám theo lịch của các bác sĩ.
  • Cần thông báo với các bác sĩ những dấu hiệu bất thường để được khắc phục kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
F1261489e5331f6d4622
C2ce2161d0db2a8573ca
F849c1e6305cca02934d

1800.6907