Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi bàng quang là bệnh thường gặp nhất trong các loại bệnh về sỏi trong hệ tiết niệu. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng nam giới sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn. Vậy sỏi bàng quang gây ra biến chứng gì và có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Để tìm hiểu rõ kiến thức về bệnh lý này cùng đọc bài viết dưới đây.

Để nhận biết và điều trị sỏi bàng quang hiệu quả, việc nắm vững những kiến thức bệnh lý của căn bệnh rất cần thiết và quan trọng.

Giải đáp: Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Sỏi bàng quang  được hình thành do các khoáng chất lắng đọng. Sau đó kết tinh thành các khối đá nhỏ trong bàng quang được gọi là sỏi bàng quang. Khi nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang càng nhiều, gây ra kết tinh khoáng chất trong nước tiểu càng lớn và hình thành sỏi càng nhanh.

Sỏi bàng quang đa dạng về kích thước , có cả sỏi nhỏ và sỏi to. Sỏi có thể được hình thành từ niệu quản, sỏi thận rơi xuống bàng quang. Hoặc được hình thành trực tiếp trong bàng quang.

Nếu không phát hiện sỏi sớm và điều trị đúng cách, sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và khó lường. Sỏi gây ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người bệnh.

Cơn đau quặn bụng dưới

Khi bị sỏi bàng quang sẽ xuất hiện những cơn đau quặn thận lan xuống bụng dưới và lan dần xuống chân. Các cơn đau này khi xuất hiện có thể ví là cơn đau “ trời giáng”.  Do tính chất các cơn đau và thời gian kéo dài các cơn đau có thể từ 20 phút cho đến hàng giờ đồng hồ.

Kích thước sỏi càng to thì các biến chứng về cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều. Do sỏi làm tắc nghẽn dòng tiểu, ma sát vào thành bàng quang gây ra những cơn đau cho người bệnh.

Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu

Những viên sỏi bàng quang với nhiều kích thước, hình dạng xù xì khác nhau. Gây chèn ép , kích thích hoặc làm bít tắc cổ bàng quang khiến cho dòng tiểu bị gián đoạn. Người bệnh sẽ có hiện tượng đi tiểu rắt và tiểu buốt.

Ở nam giới cơn đau sẽ lan dần từ hạ vị đến bộ phận sinh dục ngoài. Nhiều trường hợp đi tiểu xong phải bóp đầu dương vật để bớt đau. Ở nữ giới sẽ xảy ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu gây đau xót quanh hậu môn và âm đạo. Tình trạng này lâu ngày sẽ bị nhiễm trùng.

Nếu bị sỏi bàng quang gây đau thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ do đau hoặc đi tiểu nhiều lần.  Từ đó làm cho cơ thể bị suy nhược, hay ốm vặt,…

nước tiểu đổi màu
nước tiểu đổi màu
Có thể bạn quan tâm: Tiểu ra máu là bệnh gì?

Viêm bàng quang cấp tính

Nếu sỏi có kích thước nhỏ, không gây bít tắc cổ bàng quang. Trường hợp này, sỏi sẽ theo dòng chảy của nước tiểu bài tiết ra bên ngoài. Tuy nhiên khi sỏi bàng quang to, với những cạnh sắc nhọn cọ xát vào thành bàng quang, gây trầy xước, chảy máu bàng quang. Ngoài ra kết hợp với nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang khiến cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây viêm bàng quang. Một số triệu chứng của viêm bàng quang như đau bụng dưới, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có máu,…

Rò bàng quang, teo bàng quang

Tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm xảy ra lâu dần. Đây là nguyên nhân  làm cho bàng quang mất khả năng kiểm soát cơ vòng dẫn đến tình trạng rò rỉ và tiểu không tự chủ. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm bàng quang mạn tính do nước tiểu thay đổi liên tục.

Rối loạn chức năng bàng quang

Đây còn được gọi là hội chứng bàng quang kích thích . Do sỏi xuất hiện trong bàng quang làm ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của bàng quang. Bàng quang luôn ở trong trạng thái kích thích, hệ thần kinh không điều khiển được cơ vòng, gây phản xạ mót tiểu liên tục. Đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu rất ít, thường gặp trong hội chứng bàng quang kích thích.

Có nhiều trường hợp sỏi bàng quang rơi xuống niệu đạo và mắc kẹt tại đó. Dẫn đến làm gián đoạn dòng chảy, khiến cho bàng quang căng phồng và gây kích thích.

Biến chứng suy thận, ung thư bàng quang

Đây là câu trả lời chính xác  và rõ ràng cho những ai đang thắc mắc sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Sỏi trong bàng quang gây rò rỉ bàng quang và những biến chứng phức tạp khác. Vì phần nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang cùng với sự cọ xát. Gây chầy xước thành bàng quang của sỏi sẽ gây nhiễm trùng. Ngoài ra còn gây ứ nước ở thận, niệu quản, viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng. Nguy hiểm nhất là suy thận.

Biến Chứng Nguy Hiểm Của Sỏi Bàng Quang
Biến Chứng Nguy Hiểm Của Sỏi Bàng Quang

Mổ sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Khi nào cần mổ sỏi

Mổ sỏi thường là giải pháp cuối cùng khi sỏi của người bệnh có kích thước quá lớn. Hoặc người bệnh đã áp dụng nhiều phương pháp khác mà không có tác dụng. Trong trường hợp sỏi còn nhỏ, đồng thời chưa dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thận ứ nước, viêm bàng quang hoặc suy thận,… Người bệnh có thể sử dụng thuốc tây hoặc các bài thuốc Đông y để bài tán sỏi ra ngoài.

Các phương pháp mổ sỏi bàng quang

Yếu tố quyết định để có điều trị bằng phương pháp nào là dựa vào kích thước sỏi và tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Khi sỏi trên 5mm bác sĩ sẽ khám và có quyết định chỉ định can thiệp mổ hoặc tán sỏi nhanh ra khỏi đường tiểu.

Hiện nay có một số phương pháp chính trong việc chữa sỏi bàng quang quá lớn là:

  • Nội soi cystolitholapaxy
  • Tán sỏi nội soi ngược dòng: đây là phương pháp loại bỏ sỏi bằng sóng xung kích.
  • Mổ nội soi tán sỏi qua da
  • Mổ mở lấy sỏi bàng quang

Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi mổ sỏi bàng quang

Mặc dù phương pháp mổ sỏi bàng quang đem lại hiệu quả cao và nhanh cho người bệnh trong quá trình tán sỏi . Nhưng biện pháp này tiềm ẩn một vài biến chứng nguy hiểm. Vì vậy nếu không phải là tình trạng cấp bách sẽ không dùng phương pháp này.

Nhiễm trùng huyết, tắc mạch chi

Sau khi mổ sỏi bàng quang , người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết. Hoặc  biến chứng tắc mạch chi, thận ứ nước,…. Các biến chứng này có thể xảy ra sau quá trình phẫu do quá trình sốc nhiễm trùng. Đây là biến chứng nguy hiểm do sỏi từ thận hoặc niệu quản xuống bàng quang.

Nhiễm trùng đường tiểu, tiểu són, tiểu rắt

Do trong quá trình tiến hành mổ nội soi lấy sỏi trong bàng quang.  Bác sĩ phải đưa ống soi mềm qua niệu đạo và niệu quản . Khi ống này đưa vào niệu đạo có thể gây tổn thương niệu đạo. Đồng thời làm cản trở sự lưu thông của dòng tiểu. Sau khi mổ người bệnh có thể gặp một số biến chứng như tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu rắt,…

Ngoài ra các biến chứng tiểu nhiều hoặc tiểu són còn ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng lọc và đào thải của thận. Lâu dần có khả năng dẫn đến suy thận.

Các phương pháp điều trị sỏi bàng quang khác

Tùy vào tình trạng của người bệnh mới phải đưa ra giải pháp cấp bách là mổ lấy sỏi. Trong trường hợp bình thường, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị sỏi bàng quang bằng phương pháp nội khoa bằng thuốc . Hoặc dùng các sản phẩm hỗ trợ để hạn chế tối đa những biến chứng. Đồng thời nâng cao khả năng tán sỏi.

Sử dụng thuốc Tây

Khi sỏi có kích thước nhỏ từ thận xuống bàng quang thì bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc cho người bệnh uống:

Thuốc giảm đau, chống viêm. Có tác dụng giúp giảm những cơn đau quặn bụng hoặc đau quặn thắt lưng gây nên. Người bệnh sẽ thoải mái và dễ chịu hơn.

Thuốc lợi tiểu: Giúp cho các cặn bã sỏi sẽ bị bào mòn đi, tránh tình trạng kết tinh tạo sỏi

Thuốc giãn cơ trơn tiết niệu: Giúp đẩy nhanh quá trình bài tán sỏi ra ngoài cơ thể.

Thuốc kháng sinh: Giúp kháng viêm , tiêu sưng

Chữa sỏi bàng quang bằng thuốc nam

Hiện nay việc dùng các bài thuốc nam để điều trị từ căn nguyên của bệnh sỏi. Giải pháp này đang được rất nhiều người áp dụng và đạt được hiệu quả cao. Các bài thuốc vừa đơn giản mà lại có thể thực hiện ngay tại nhà.

Một số cây thuốc nam giúp tán sỏi bàng quang rất tốt như : bông mã đề, kim tiền thảo, dền gai, nấm linh chi, nhân trần, kim ngân hoa,…

Dùng Thuốc Nam Chữa Sỏi Bàng Quang
Dùng Thuốc Nam Chữa Sỏi Bàng Quang
Có thể bạn quan tâm
F1261489e5331f6d4622
C2ce2161d0db2a8573ca
F849c1e6305cca02934d

1800.6907