Sỏi mật 7mm có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Sỏi mật là một bệnh lý thường gặp. Có khá nhiều loại kích thước sỏi mật, nhưng trong đó thường gặp nhất là sỏi mật 7mm. Sỏi mật có thể gây ra một số biến chứng như: viêm túi mật, viêm tụy,… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Vậy sỏi mật 7mm có nguy hiểm không?

Sỏi mật 7mm có nguy hiểm không? Cách điều trị ra sao? Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ được vấn đề này.

Sỏi mật 7mm có nguy hiểm không?

Sỏi mật nhỏ 7mm là một dạng của sỏi mật. Vì vậy với tình trạng này khi bệnh chưa có triệu chứng biểu hiện và chưa biến chứng thì sẽ không nguy hiểm. Người bệnh có thể chung sống với sỏi suốt cuộc đời mà không xảy ra biến chứng. Hoặc chỉ xuất hiện biến chứng nhẹ.

Sỏi mật có nguy hiểm không?
Sỏi mật có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, khi sỏi đã biểu hiện bệnh ra bên ngoài với một số triệu chứng sỏi mật như: đau tức vùng bụng, đau âm ỉ hoặc kéo dài, vàng da, ăn uống kém, sốt,… thì khi đó bệnh đã bị biến chứng. Với tình trạng này thường rất nguy hiểm. Biến chứng có thể gây viêm tụy cấp, viêm mủ đường mật,… có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Điều trị sỏi mật 7mm như thế nào?

Khi đi khám và siêu âm sỏi mật phát hiện ra mình bị sỏi mật 7mm thì việc đầu tiên bạn cần làm là tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Cụ thể:

Với sỏi mật nhỏ 7mm thường chưa gây ra biến chứng thì mục tiêu điều trị là hạn chế sự phát triển của sỏi. Đồng thời phòng ngừa các triệu chứng của sỏi như: đau tức hạ sườn, đầy bụng, khó tiêu, vàng da,…

Ngoài việc điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ, bạn cũng nên kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống để giúp cải thiện bệnh hiệu quả hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống

  • Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và chất xơ như: rau, củ, quả tươi. Chúng vừa kích thích tiêu hóa vừa đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải cholesterol.
  • Ăn nhiều trái cây họ cam, quýt và quả mọng.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước mỗi ngày
  • Thường xuyên hoạt động thể dục và sinh hoạt điều độ.
  • Hạn chế thực phẩm dễ tạo sỏi, nhiều canxi như: trứng, sữa béo,…
  • Hạn chế thực phẩm làm tăng cholesterol như dầu mỡ động vật, thịt đỏ,…
  • Hạn chế các gia vị cay, mặn,… vì chúng gây kích ứng đường tiêu hóa.

Để bệnh sỏi phát triển đến giai đoạn biến chứng thì rất nguy hiểm. Vì các biến chứng đó nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể tử vong. Chính vì vậy, ngay từ giai đoạn đầu khi phát hiện bệnh lý bạn nên có hướng điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm
F1261489e5331f6d4622
C2ce2161d0db2a8573ca
F849c1e6305cca02934d

1800.6907