Sỏi mật có nguy hiểm không? 5 biến chứng nguy hiểm của sỏi mật

Rất nhiều người bị sỏi mật và luôn cho rằng căn bệnh này không đáng lo ngại. Tuy nhiên thực tế căn bệnh này có thể gây nên nhiều biến chứng khó lường. Vậy sỏi mật có nguy hiểm không? Những biến chứng nguy hiểm đó là gì?

Sỏi túi mật có thể rắn hình thành bởi cholesterol, muối mật và canxi, kích thước sỏi từ vài mm đến vài cm. Số lượng có thể từ 1 đến hàng trăm viên. Các biến chứng do sỏi mật gây ra có thể là: viêm túi mât, viêm mủ đường mật,… có thể gây tác hại xấu tới sức khỏe người bệnh. Vậy sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật có nguy hiểm không?
Sỏi mật có nguy hiểm không?

Hầu như sỏi mật không có triệu chứng thì sẽ không nguy hiểm. Nhưng một khi đã biểu hiện các triệu chứng như: đau vùng mạn sườn phải, đau âm ỉ hoặc dữ dội hàng giờ đồng hồ, sốt cao, vàng da,… thì lúc đó sỏi mật đã gây biến chứng nặng. Riêng sỏi mật ở đường dẫn mật trong gan khi bị chớm nhẹ cũng sẽ xuất hiện các biểu hiện bệnh. Và các biểu hiện này trầm trọng hơn sỏi mật bình thường.

Những biến chứng nguy hiểm của sỏi mật

Sỏi không biến chứng sẽ không gây nguy hiểm. Nhưng sỏi đã biến chứng thì hầu hết đều là những biến chứng nặng. Và có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Cụ thể:

Viêm túi mật cấp

Viêm túi mật cấp - Biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi mật
Viêm túi mật cấp – Biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi mật

Viêm túi mật cấp sẽ gây tắc mật và nhiễm khuẩn cấp ở túi mật – biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi mật. Từ viêm túi mật cấp có thể dẫn tới hoại tử túi mật, rò rỉ dịch mật. Thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Viêm tụy

Dịch tụy sẽ đổ xuống đường tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Nhưng sỏi mật có thể gây tắc nghẽn và gây ra viêm tụy cấp. Biến chứng này có thể dẫn tới tử vong. Nếu người bệnh có thể sống sót thì cũng sẽ bị tổn thương tụy nặng. Và gây ra bệnh tiểu đường thứ cấp.

Viêm mủ đường mật

Biến chứng này sẽ thường gặp hơn khi bị sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan. Gây nhiễm trùng đường mật nặng còn gọi là áp-xe đường mật. Và nếu kèm theo các bệnh lý khác như: suy thận, xơ gan, áp-xe gan, hay người lớn có độ tưởi trên 50 tuổi,… thì rủi ro sẽ cao hơn rất nhiều.

Áp-xe gan – đường mật

Ứ mật và nhiễm khuẩn có thể tạo thành các ổ áp-xe nhỏ nằm dải rác trong gan. Đây cũng là một biến chứng rất nguy hiểm. Bắt buộc người bệnh cần điều trị kịp thời.

Điều trị sỏi mật như thế nào?

Ông cha ta đã có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Không nên để biến chứng bệnh trở nên trầm trọng và nguy hiểm thì việc điều trị sẽ rất khó khăn, phức tạp và có thể dẫn tới tử vong.

Chính vì vậy, bạn nên đi khám định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh. Hoặc khi có những dấu hiệu của bệnh bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn hướng điều trị sỏi mật phù hợp nhất.

Thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống

Ngoài ra cần áp dụng thay đổi một số thói quen, chế độ sinh hoạt giúp cải thiện bệnh. Cụ thể:

  • Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và chất xơ như: rau, củ, quả tươi. Chúng vừa kích thích tiêu hóa vừa đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải cholesterol.
  • Ăn nhiều trái cây họ cam, quýt và quả mọng.
Ăn nhiều rau xanh
Ăn nhiều rau xanh
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Thường xuyên hoạt động thể dục và sinh hoạt điều độ.
  • Hạn chế thực phẩm dễ tạo sỏi, nhiều canxi như: trứng, sữa béo,…
  • Hạn chế thực phẩm làm tăng cholesterol như: dầu mỡ động vật, thịt đỏ,…
  • Hạn chế các gia vị cay, mặn,… vì chúng gây kích ứng đường tiêu hóa.
Có thể bạn quan tâm
F1261489e5331f6d4622
C2ce2161d0db2a8573ca
F849c1e6305cca02934d

1800.6907