Sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Có 8-10% dân số bị sỏi mật. Đây là một căn bệnh phổ biến. Tuy nhiên những biểu hiện ban đầu của bệnh thường khó nhận ra vì vậy khi phát hiện thường sẽ là giai đoạn sau của bệnh. Khi đó sỏi có thể đã gây ra biến chứng

Sỏi túi mật có thể rắn hình thành bởi cholesterol, muối mật và canxi, kích thước sỏi từ vài mm đến vài cm. Số lượng có thể từ 1 đến hàng trăm viên. Bệnh có thể đe dọa nguy hiểm đến tính mạng con người. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sỏi mật ra sao?

Nguyên nhân gây ra sỏi mật

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sỏi mật. Bao gồm 3 nhóm chính là do bệnh lý, tâm sinh lý và từ chế độ sinh hoạt. Cụ thể:

Nguyên nhân do bệnh lí

Bệnh về đường máu: sẽ gây phá hủy hồng cầu, giảm số lượng bilirubin trong mật, cũng chính là nguyên nhân gây nên sỏi trong túi mật.

Bệnh về đường máu- nguyên nhân gây ra sỏi mật
Bệnh về đường máu- nguyên nhân gây ra sỏi mật

Bệnh mãn tính như tiểu đường: những người này sẽ có lượng chất béo trung tính cao hơn – nguy cơ bị sỏi mật cao.

Thừa cân, béo phì: cân nặng quá tải rất dễ dẫn đến những vấn đề về rối loạn mỡ máu. Đồng thời làm tăng cholesterol góp phần hình thành sỏi.

Nguyên nhân do tâm sinh lý

Stress, căng thẳng kéo dài: căng thẳng, lo âu do áp lực công việc, áp lực học tập, thi cử dồn nén trong thời gian dài. Sẽ ảnh hưởng tới tâm lý khiến dịch mật tiết ra có chất lượng kém.

Lười vận động: đối với những người làm văn phòng, lái xe,… do tính chất công việc phải ngồi nhiều, ít hoạt động. Dẫn đến dịch mật ứ trệ, tạo điều kiện cho cholesterol kết tủa.

Nguyên nhân do chế độ ăn uống

Uống ít nước: uống quá ít nước sẽ khiến chức năng thận, gan suy giảm, dịch mật tiết ra ít.

Ăn uống không khoa học: ăn ít rau xanh, tiêu thụ ít calo, nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ dễ gây ra sỏi. Do việc này sẽ khiến cơ thể hoạt động không bình thường. Bên cạnh đó, những chất béo bão hòa có thể làm ra tăng cholesterol trong máu, lâu dần hình thành nên bệnh.

Triệu chứng của sỏi mật

Một số triệu chứng mà bệnh gây nên như sau:

  • Đau nhiều thành cơn và liên tục kéo dài từ 30 phút đến vài giờ
Cơn đau quặn thắt ở vùng bụng
Cơn đau quặn thắt ở vùng bụng
  • Cơn đau thường xảy ra ở vùng bụng hoặc thượng vị
  • Đau bụng âm ỉ dưới sườn phải, xuyên ra lưng, lên vai phải. Do sỏi làm tắc ống cổ túi mật nên việc đau quặn dữ dội sẽ xảy ra.
  • Sau khi ăn hoặc về đêm sẽ đau nhiều hơn, gây khó ngủ
  • Trường hợp có nhiễm trùng đường mật sẽ có biểu hiện sốt cao, có thể rét run. Nhưng đôi khi chỉ sốt nhẹ, sốt đi kèm với đau, có khi sốt kéo dài, nhất là ở người cao tuổi, sức yếu. Khi bị tắc đường mật trong hoặc ngoài gan sẽ có vàng da, vàng lưỡi, mắt,…
  • Thông thường 3 triệu chứng đau, sốt, vàng da thường xuất hiện một cách lần lượt.

Sỏi mật có nguy hiểm không? Có thể nói sỏi mật là bệnh lý nguy hiểm. Biến chứng của bệnh có thể dẫn tới viêm túi mật, ung thư túi mật,… Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ tử vong. Chính vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị là điều cần thiết.

Cách điều trị sỏi mật

Điều trị sỏi mật hiện nay có một số cách sau:

Điều trị không dùng phẫu thuật

Sử dụng thuốc tán sỏi
Sử dụng thuốc tán sỏi

Uống thuốc tan sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng chấn động, làm tan sỏi và lấy sỏi qua da, lấy sỏi túi mật qua nội soi,… là những phương pháp điều trị sỏi không phẫu thuật. Kết quả của những phương pháp này thường không cao. Bởi vì còn tùy thuộc vào từng loại sỏi, kích thước của sỏi và giải phẫu của ống mật. Việc dùng những biện pháp này để điều trị chỉ mang tính chất tạm thời, không có tác dụng lâu dài. Ngoài ra, sỏi có thể tái phát.

Điều trị phẫu thuật lấy sỏi

Phẫu thuật cắt túi mật mở bụng và cắt túi mật qua nội soi ổ bụng là những phương pháp phẫu thuật phổ biến. Với những ưu điểm: vết mổ nhỏ, ít đau, phục hồi nhanh, thời gian phẫu thuật cũng nhanh. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật lấy sỏi, sỏi vẫn có thể tái phát lại.

Sỏi mật to trên 1cm không có triệu chứng

Với tình trạng này có thể không cần điều trị. Sỏi chỉ phát triển ngẫu nhiên và người mang sỏi sẽ sống chung với sỏi nhiều năm mà không có triệu chứng. Biến chứng ở mức nhẹ là viêm túi mật.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

Phụ nữ trong độ tuổi này rất nhạy cảm cần điều trị ngay. Vì nếu không điều trị thì trong lúc mang thai việc chữa sỏi là rất khó khăn và phức tạp.

Phụ nữ khi mang thai mắc sỏi mật rất nguy hiểm
Phụ nữ khi mang thai mắc sỏi mật rất nguy hiểm

Sỏi nhỏ từ 2-3mm

Sỏi nhỏ 2-3 mm rất nguy hiểm. Nguy hiểm hơn cả sỏi lớn 1-2cm. Vì loại sỏi này có thể gây ra biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí là tử vong như viêm tụy cấp hoại tử. Vì vậy trường hợp này cần thăm khám và có hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Người bệnh nên phẫu thuật can thiệp.

Sỏi mật 7mm

Sỏi mật 7mm là kích thước thường gặp của sỏi mật. Vậy sỏi mật 7mm có nguy hiểm không? Cũng tương tự như những kích thước sỏi mật khác, sỏi mật 7mm khi không có triệu chứng thì không nguy hiểm. Nhưng khi đã có biểu hiện thì rất nguy hiểm. Vì đây có thể là biến chứng nặng của bệnh sỏi.

Với sỏi mật nhỏ 7mm thường chưa gây ra biến chứng, thì mục tiêu điều trị là hạn chế sự phát triển của sỏi. Đồng thời phòng ngừa các triệu chứng của sỏi như: đau tức hạ sườn, đầy bụng, khó tiêu, vàng da,…

Ngoài việc điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ, bạn cũng nên kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống để giúp cải thiện bệnh hiệu quả hơn.

Chế độ ăn uống hỗ trợ tan sỏi mật

Chế độ ăn uống góp phần không nhỏ vào kết quả điều trị sỏi mật. Chính vì vậy mà ăn uống gì để tan sỏi mật? là một vấn đề quan trọng. Người bị sỏi nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Cụ thể:

  • Nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và chất xơ như rau, củ, quả tươi. Chúng vừa kích thích tiêu hóa vừa đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải cholesterol ra ngoài cơ thể.
  • Ăn nhiều trái cây họ cam, quýt và quả mọng
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế thực phẩm dễ tạo sỏi, nhiều canxi như: trứng, sữa béo,…
  • Hạn chế thực phẩm làm tăng cholesterol như: dầu, mỡ động vật, thịt đỏ,…
  • Hạn chế các gia vị cay, mặn,… vì chúng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa

Ngoài ra có một số thực phẩm rất tốt cho người bị sỏi như: bơ, đậu bắp, củ cải đường, hạt lanh,… Bạn nên bổ sung trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Có thể bạn quan tâm
F1261489e5331f6d4622
C2ce2161d0db2a8573ca
F849c1e6305cca02934d

1800.6907