Sỏi niệu đạo là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Bệnh sỏi niệu đạo là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận. Khi bị sỏi niệu, nếu không được chữa trị đúng cách và phù hợp sẽ gây những biến chứng nguy hiểm.  Chính vì vậy chúng ta cần tìm hiểu rõ về bệnh lý này để có những cách phòng tránh và chữa bệnh hiệu quả. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sỏi niệu đạo là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

Sỏi niệu đạo thường có những biểu hiện ban đầu của bệnh thường khó nhận ra vì vậy khi phát hiện thường sẽ là giai đoạn sau của bệnh.Chính vì vậy người bệnh cần tìm hiểu rõ về những dấu hiệu và kiến thức của bệnh lý để có biện pháp điều trị phù hợp.

Sỏi niệu đạo là gì?

Sỏi niệu đạo là sỏi được hình thành trong trong hệ tiết niệu dưới dạng các tinh thể cứng. Sỏi có thành phần là muối và các khoáng chất  bị lắng đọng trong niệu quản. Hoặc do sỏi từ thận và bàng quang di chuyển xuống và bị mắc kẹt tại đó.

Sỏi khi đã hình thành ở bộ phận cuối trong hệ tiết niệu rất khó di chuyển và thoát ra ngoài. Nếu để lâu ngày có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn, nhiễm trùng đường tiểu. Trường hợp nặng bệnh còn dẫn đến ung thư.

Đặc điểm của sỏi

Sỏi thường có hình thoi, thường có một viên chứ không hình thành tập trung nhiều ở niệu đạo.

Sỏi thường xuất hiện ở hành niệu đạo, hố thuyền niệu đạo, xoang tuyến tiền liệt, gốc dương vật,… Khi phát hiện sỏi hay nằm ở vị trí niệu đạo trước, ít trường hợp xuất hiện ở niệu đạo sau.

Nguyên nhân gây sỏi niệu đao

Sỏi niệu đạo được hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có cả nguyên nhân do bệnh lý và nguyên nhân do khách quan bên ngoài tác động.

Do sỏi từ bàng quang di chuyển xuống

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sỏi niệu đạo. Khi bàng quang có sỏi, trong quá trình bài tiết , vận chuyển nước tiểu xuống niệu đạo , những viên sỏi cũng theo xuống và bị kẹt tại một số vị trí hẹp như niệu đạo màng hay lỗ,niệu đạo ngoài,… Hơn nữa do tùy vào kích cỡ sỏi, hình dạng sỏi và ở dạng tinh thể vì vậy sỏi  rất khó thoát ra ngoài .

sỏi từ bàng quang xuống niệu đạo
sỏi từ bàng quang xuống niệu đạo

Do bệnh hẹp niệu đạo, do túi thừa ở gốc dương vật

Trong quá trình bài tiết, niệu đạo bị hẹp khiến cho nước tiểu và các tạp chất không thoát  ra bên ngoài hết được. Một phần bị lắng đọng trong niệu đạo, lâu ngày tạo thành các tinh thể rắn và hình thành nên sỏi ở niệu đạo.

Do bệnh  hẹp – viêm, dính bao quy đầu

Ở nam giới bệnh nhiễm trùng hoặc dính bao quy đầu làm ứ đọng nước tiểu . Khi nước tiểu không thoát ra hết và hình thành nên sỏi giống như bệnh hẹp niệu đạo.

Do sỏi to, gồ ghề

Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo khi dùng các loại thuốc tán sỏi có thể theo dòng tiểu thoát ra ngoài.Nhưng trong một số trường hợp do sỏi to , gồ ghề khiến sỏi bị mắc kẹt tại niệu đạo.

Do khí hậu, thời tiết và nơi sinh sống

Thời tiết nóng, khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi. Đồng thời khiến cho nước tiểu bị cô đặc lại, làm giảm khả năng đào thải các chất cặn bã. Từ đó hình thành các tinh thể muối trong nước tiểu bị bão hòa và dễ kết tủa thành sỏi trong thận, hoặc niệu quản, bàng quang.

Do đặc thù nghề nghiệp người bệnh

Tùy vào môi trường làm việc của mỗi người bệnh mà tỷ lệ hình thành sỏi ở mức độ khác nhau. Những người làm việc ở điều kiện ngoài trời nóng bức, công nhân lao động thì việc hình thành sỏi sẽ cao hơn . Hay những người làm việc căng thẳng trí óc như bác sỹ, nhà khoa học ,…sẽ dễ mắc bệnh hơn người lao động phổ thông.

Do chế độ ăn uống

  • Sử dụng các chất kích thích như rượu bia , thuốc lá , đồ uống có ga,…sẽ làm cho thận phải làm việc nhiều hơn. Lâu ngày sẽ hình thành sỏi khi thận suy yếu.
  • Những loại đồ uống có nhiều canxi làm tăng nguy cơ hình thành sỏi
  • Uống ít nước, ăn mặn, ăn nhiều thức ăn giàu canxi cũng làm tăng nguy cơ bệnh lên cao.

Đối tượng có nguy cao mắc sỏi niệu đạo

Sỏi niệu đạo có thể hình thành ở bất kỳ đối tượng nào. Sỏi hình thành không phân biệt đối tượng là nam nữ hay già, trẻ. Tuy nhiên do một số đặc điểm và thói quen nhất định thì một số đối tượng sau dễ bị sỏi hơn:

Người cao tuổi

Bệnh sỏi niệu đạo thường xuất hiện phổ biến ở những người trung niên và cao tuổi. Thường trẻ em sẽ không mắc bệnh này.

Nam giới mắc sỏi niệu đạo cao hơn  phụ nữ

Sỏi niệu đạo thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn. Theo thống kê cứ 5 người nam giới bị sỏi mới có 1 người phụ nữ mắc bệnh. Trung bình ở nam giới độ tuổi phát hiện sỏi từ 20 – 40 tuổi, còn phụ nữ lại từ 25 – 40 tuổi.

Nguyên nhân nam giới hay mắc bệnh hơn là do niệu đạo của nam giới thường dài gấp 3 – 4 lần so với nữ giới. Khi bị sỏi ở nam giới cũng khó di chuyển và thoát ra ngoài hơn.

Nam Giới Hay Bị Mắc Sỏi Niệu đạo
Nam Giới Hay Bị Mắc Sỏi Niệu đạo

Những người sống ở vùng có nguồn nước chứa nhiều canxi

Do địa hình phân bố và  đặc điểm sinh sống khác nhau mà tỷ lệ người dân ở nông thôn thường có nguy cơ mắc cao hơn người thành thị. Hay những người sống ở các vùng có núi đá vôi, ven biển, nơi có nguồn nước có nhiều canxi  bị bệnh nhiều hơn vùng khác.

Triệu chứng, dấu hiệu của người mắc sỏi niệu đạo

Người bệnh có thể dựa vào các biểu hiện sau để theo dõi sức khỏe của bản thân. Đồng thời đây cũng là căn cứ để người bệnh xác định mình gặp bệnh lý sỏi niệu đạo không.

Tiểu nhiều lần

Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy buồn tiểu, số lần đi tiểu tăng , đi tiểu xong vẫn buồn đi tiếp.

Tiểu khó, tiểu buốt

Khi sỏi đi vào niệu quản và bị tắc ở đó thì phần niệu đạo sẽ bị sưng lên. Nước tiểu và các chất cặn bã bị ứ động làm vi khuẩn sinh xôi gây nhiễm trùng vùng đó. Chính vì vậy người sẽ bị đau mỗi lần đi tiểu.

Nước tiểu đục , có mùi khó chịu

Niệu quản hẹp sỏi gây tổn thương và nhiễm khuẩn dẫn đến nước tiểu có màu bất thường và kèm theo mùi khó chịu. Thậm chí người bệnh còn tiểu ra máu, và bị  bí tiểu hoàn toàn.

Đau bụng dưới, đau vùng sinh dục

Sỏi chèn ép dẫn đến các cơn đau quặn thận do bí tiểu hoàn toàn. Đồng thời sỏi cọ xát vào niêm mạc niệu đạo gây đau buốt , khó chịu hoặc đau âm ỉ.

Sốt, ớn lạnh, buồn nôn

Sỏi ở trong túi thừa niêm đạo , người bệnh có thể bị viêm, nhiễm trùng, đường tiểu dẫn đến tình trạng sốt, buồn nôn.

Cách chữa sỏi niệu đạo

Tùy vào tình trạng chuẩn đoán của bác sĩ và kích thước sỏi mà người bệnh sẽ được điều trị pháp đồ phù hợp. Một số biện pháp điều trị sỏi phổ biến hiện nay như: điều trị bằng phương pháp nội khoa uống thuốc Tây, sử dụng các bài thuốc Đông y,…

Sử dụng thuốc Tây chữa sỏi niệu đạo

Một số nhóm thuốc giúp giảm đau, tiêu sưng, chống viêm, giúp giãn cơ trơn giảm đau do sỏi gây ra .Tùy vào triệu chứng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc như: thuốc kali citrate, thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc kiềm hóa nước tiểu, thuốc giảm nồng độ cysteine,…

Có thể bạn quan tâm: Sỏi niệu đạo uống thuốc gì?

Chế độ sinh hoạt giúp phòng ngừa sỏi niệu đạo

  • Uống nước nhiều: giúp bài tán sỏi ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Cần uống mỗi ngày 2,5 lít nước, bạn có thể uống thêm nếu cảm nhận thấy cơ thể bình thường.
  • Bổ sung nước thông qua việc ăn các loại canh trong bữa ăn.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Nhất là những quả như táo, cam , quýt,.. để bổ sung citrate tự nhiên. Dưỡng chất này  giúp ngăn ngừa kết tinh sỏi.
  • Hạn chế ăn mặn, để giảm tải lượng muối cho cơ thể, thận khỏe hơn.
  • Bổ sung canxi từ thực phẩm ăn uống hàng ngày có trong các loại thực phẩm như tôm , cua , cá, sữa, phomai,…
  • Hạn chế lượng protein động vật từ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn,…
  • Khoai lang, khoai tây, rau bina, củ cải, đường, đậu bắp,.. là những thực phẩm chứa nhiều oxalate cần hạn chế.
  • Không sử dụng các chất kích thích , gây nghiện như café, thuốc lá, rượu bia,…

Chế độ tập luyện

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để có sức khoẻ tốt. Không ngồi lâu một tư thế để hạn chế tình trạng lắng đọng thêm khoáng chất.
  • Ổn định cân nặng ở mức phù hợp, tránh hiện tượng thừa cân , béo phì
  • Không nhịn tiểu, có cảm giác buồn tiểu phải đi luôn tránh tình trạng nước ứ đọng gây sỏi bàng quang.
Có thể bạn quan tâm
F1261489e5331f6d4622
C2ce2161d0db2a8573ca
F849c1e6305cca02934d

1800.6907