Sỏi niệu đạo uống thuốc gì
Sỏi niệu đạo uống thuốc gì, giúp nhanh chóng bài tán sỏi và phòng ngừa biến chứng. Đây là câu hỏi rất nhiều người bệnh quan tâm và mong muốn được giải đáp. Muốn nhanh khỏi bệnh , người bệnh cần phải tìm hiểu căn nguyên của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Cùng đọc bài viết sau để tham khảo xem chữa sỏi niệu đạo dùng thuốc gì.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc Tây và Đông y đều giúp trị sỏi niệu đạo hiệu quả. Chính vì vậy khiến người bệnh hoang mang khi lựa chọn. Người bệnh cần đi kiểm tra và khám sức khỏe để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp tình trạng bệnh lý từng người.
Nội dung bài viết
Sỏi niệu đạo có tự khỏi không?
Sỏi niệu đạo có thành phần là muối và các khoáng chất bị lắng đọng trong hệ tiết niệu dưới dạng tinh thể cứng. Sỏi niệu đạo hay gặp ở nam giới do đường niệu đạo của nam giới dài hơn niệu đạo ở nữ giới.
Khi bị sỏi niệu đạo, nhiều người có thể không phát hiện ra do không đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Hoặc do nhiều bệnh nhân do tâm lý chủ quan hoặc do điều kiện khác mà không điều trị, nghĩ rằng sỏi có thể tự tan.
Chính vì vậy khi bạn thấy mình có một số triệu chứng như đau bụng dưới. Hoặc kèm theo triệu chứng rối loạn tiểu tiện, tiểu nhiều lần, tiểu són,…Đồng thời các dấu hiệu nhìn thấy như nước tiểu có màu vàng đục, có mùi khó chịu,… Cần phải đi đến bệnh viện thăm khám ngay để bác sĩ đưa ra pháp đồ điều trị phù hợp. Vì kích thước sỏi to rất khó tự tán ra ngoài và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Sỏi niệu đạo uống thuốc gì?
Khi bị sỏi niệu đạo sẽ căn cứ vào vị trí của sỏi để điều trị. Thông thường 1/3 sỏi nằm ở niệu đạo sau, 2/3 nằm ở niệu đạo trước. Sỏi thường gặp ở những nơi như xoang tuyến tiền liệt, hành niệu đạo, gốc dương vật, hố thuyền niệu đạo,…
Nguyên tắc của việc lấy sỏi ra khỏi cơ thể để giúp lưu thông đường tiểu. Đồng thời tìm ra căn nguyên của nguyên nhân gây sỏi và phòng ngừa tái phát.
Sỏi niệu đạo sau 1/3
Sỏi niệu đạo phía sau hay gặp ở niệu đạo tiền liệt và niệu đạo màng. Một số phương pháp điều trị sỏi niệu đạo trước hay được áp dụng cho người bệnh:
Điều trị nội khoa sỏi niệu đạo – dùng thuốc Tây
Một số nhóm thuốc giúp giảm đau, chống viêm, tiêu sưng. Hoặc nhóm thuốc giãn cơ trơn, giảm đau do đau buốt do sỏi di chuyển liên tục cọ xát vào niêm mạc gây ra. Tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc phù hợp. Để người bệnh có thể không phải lo lắng khi bị sỏi niệu đạo uống thuốc gì nữa. Cần phải nghe theo hướng dẫn của bác sĩ:
Sỏi canxi: dùng thuốc kali citrate, thuốc lợi tiểu thiazid,…
Sỏi acid uric: sử dụng thuốc kiềm hóa nước tiểu
Sỏi struvite( sỏi san hô): dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn
Sỏi cystine: sử dụng thuốc giảm nồng độ cystine

Dùng máy tán sỏi
Đầu tiên gây tê niêm mạc niệu đạo của người bệnh trước. Sau đó bơm xylocaine 1% vào miệng sáo. Tiếp theo đặt sone để đưa dung dịch dầu paraffin glycerin hoặc nước muối sinh lý. Thao tác như vậy giúp đẩy ngược sỏi vào bàng quang. Sau đó lấy sỏi ở bàng quang bình thường.
- Trường hợp không có máy tán sỏi
Bước đầu mở thông bàng quang. Tiếp theo bơm nước đảy sỏi vào bàng quang để lấy sỏi trong bàng quang.
Nếu không bơm sỏi vào bàng quang được thì không nên cố làm. Trường hợp này có thể phẫu thuật niệu đạo để lấy sỏi.
Sỏi niệu đạo trước
Sỏi niệu đạo trước cũng được áp dụng phương pháp điều trị nội khoa uống thuốc giống như sỏi niệu đạo sau.
Tuy nhiên khi dùng phương pháp tán sỏi bằng máy hoặc phẫu thuật thì cần chú ý xử lý cả nguyên nhân gây sỏi.
- Khi xử lý sỏi ở nơi tiếp giáp giữa tầng sinh môn và niệu đạo. Hoặc niệu đạo di động cần chú ý, không được cho kẹp vào gắp sỏi kéo ra.
- Khi lấy sỏi ở hố thuyền, thì cách lấy sỏi là qua miệng sáo. Rạch rộng miệng sáo, không kéo mạnh, bóp nát sỏi. Sau đó tách sỏi ra khỏi niêm mạc niệu đạo, rồi từ từ lấy sỏi ra. Cuối cùng khâu miệng sáo lại, khâu niêm mạc vào da, tránh gây hẹp miệng sáo.
- Xử lý tình trạng sỏi do nguyên nhân hẹp niệu đạo, rò, túi thừa,.. sau khi phẫu thuật lấy sỏi, cần xử lý luôn nguyên nhân gây sỏi,…
- Mặc dù phương pháp tán sỏi bằng phương pháp phẫu thuật y học hiện đại mang lại hiệu quả nhanh. Nhưng vẫn để lại những biến chứng sau phẫu thuật và hạn chế như: chi phí cao, gây đau đớn, sỏi dễ tái phát,…
Bài thuốc Đông y chữa sỏi niệu đạo
Hiện nay bên cạnh việc áp dụng các phương pháp y học hiện đại như phẫu thuật hoặc uống thuốc Tây chữa sỏi niệu đạo. Việc sử dụng các bài thuốc Đông y kết hợp với một chế độ ăn uống và rèn luyện phù hợp. Đây cũng là phương pháp đơn giản và rất hiệu quả giúp tán sỏi ngay tại nhà.

Bài thuốc 1
Dùng cây kim tiền thảo 80g, kết hợp 30g Phục linh. Trộn cả hai vào và đổ 400ml nước , đun sôi . Uống 3 -4 lần/ ngày. Uống liên tục 10- 15 ngày sẽ giúp tán sỏi hiệu quả.
Bài thuốc 2
Dùng lá cối xay 10g, cùng 15g Kim tiền thảo, 10g Mã đề. Cho tất cả nguyên liệu trên vào cùng 350ml nước, nấu đun sôi. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần. Uống liên tục 20 ngày sỏi sẽ nhỏ dần và tán ra ngoài
Bài thuốc 3
Dùng kim tiền thảo kết hợp với rễ cỏ tranh, mã đề sắc nước uống thay nước lọc hàng ngày. Uống đều đặn 1 tháng sẽ hết sỏi.
Bài thuốc 4
Cây dứa dại nấu với kim ngân hoa, cam thảo nam và ý dĩ. Nấu lấy nước uống hang ngày rất tốt. Giúp sữa sỏi niệu quản đồng thời chữa viêm niệu quản hiệu quả mà đơn giản.