Sỏi niệu quản là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Sỏi niệu quản làm cản trở sự lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nếu sỏi niệu quản không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng thận bị ứ nước. Từ đó dẫn đến suy thận rất nguy hiểm.

Việc nắm rõ những nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sỏi niệu quản sẽ giúp cho việc điều trị căn bệnh hiệu quả.

Sỏi niệu quản là gì ?

Sỏi niệu quản là những viên sỏi nằm trong lòng niệu quản. Nó gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Từ đó làm tắc nghẽn và khiến thận bị ứ đọng nước tiểu, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây sỏi niệu quản

  • Do sự tăng canxi máu khiến cho lượng canxi niệu cũng tăng theo.
  • Sỏi thận : Do sỏi từ thận rơi xuống chiếm đến 80 % trong số các nguyên nhân.
  • Theo Hellobacsi, nếu một người nào đó trong gia đình bị sỏi thận thì bạn có nhiều khả năng mắc sỏi thận. Nếu đã có một hay nhiều viên sỏi thận thì sẽ có nguy cơ cao mắc thêm sỏi khác.
  • Do sự tổn thương niệu quản bởi những thủ thuật, phẫu thuật khác gây nên.
  • Một số các bệnh lý khác gây nên : bệnh tuyến giáp, bệnh giang mai, bệnh gout.
  • Do dị dạng niệu quản bẩm sinh như niệu quản phình to, niệu quản sau tĩnh mạch chủ, niệu quản tách đôi,…Đây là những yếu tố làm cho sự ứ đọng nước tiểu dẫn đến sự lắng động các tinh thể để kết tụ thành sỏi.
  • Lượng muối và canxi  khiến cho tình trạng nước tiểu bị bão hòa do sự tăng tái hấp thu canxi ở ống thận.
  • Do citrat niệu giảm : Việc nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, hạ kali máu khiến cho citrat giảm. Khi đó nước tiểu sẽ làm bão hòa muối canxi và tạo điều kiện tạo thành sỏi.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý làm dư thừa oxalate, dư thừa lượng vitamin C.

Triệu chứng khi bị sỏi niệu quản

Bạn có thể dễ dàng phát hiện sỏi khi có những triệu chứng như sau :

Những cơn đau quặn - biểu hiện của sỏi niệu quản
Những cơn đau quặn – biểu hiện của sỏi niệu quản
  • Xuất hiện những cơn đau : Những cơn đau đột ngột, dữ dội. Từ vùng thắt lưng, các cơn đau lan ra phía trước theo đường dưới sườn tại rốn và lan xuống các cơ quan sinh dục. Đây được gọi là những “ cơn đau quặn thận gấp”. Chúng xuất hiện đột ngột khi sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản. Từ đó gây tắc và làm tăng áp lực đột ngột trong thận.
  • Tiểu đục, tiểu rắt, tiểu buốt : Cùng với những cơn đâu quặn thận, đi kèm là cảm giác chướng bụng, buồn nôn, bí trung đại tiện, tiểu rắt, tiểu buốt.  Ngoài ra, nước tiểu còn bị đục, có mủ, đây là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Đi tiểu ra máu : Khi đi tiểu, nước tiểu có màu đỏ. Đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị sỏi niệu quản.

Căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như :

  • Thận ứ nước : Những viên sỏi sẽ làm tắc nghẽn đường tiểu khiến cho thận không thể thoát nước tiểu. Từ đó gây giãn đài bể thận.
  • Suy thận : Niệu quản vốn đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nếu niệu quản tắc sẽ dẫn đến suy thận.
  • Nhiễm trùng thận : Vi khuẩn khi lây sang những vùng khác gần thận sẽ gây nhiễm trùng thận. Từ đó sẽ rất khó có con.

Cách điều trị sỏi niệu quản hiệu quả

Để điều trị căn bệnh này, các bác sĩ thường áp dụng biện pháp phẫu thuật xâm lấn.

Ngoài ra, có thể áp dụng các phương pháp khác như mổ hổ, tán sỏi laser, phẫu thuật nội soi để lấy sỏi, tán sỏi bên ngoài cơ thể hoặc lấy sỏi qua da. Trong số những phương pháp trên thì tán sỏi laser thường mang lại hiệu quả tốt nhất và sử dụng phổ biến nhất.

Một số phương pháp nội soi :

  • Nội soi tán sỏi qua da chuẩn thức (Standard PCNL)
  • Nội soi tán sỏi qua da tối thiểu (Mini PCNL)
  • Nội soi niệu quản (Ureteroscopy)
  • Tán sỏi ngoài cơ thể (ES)
Có thể bạn quan tâm
F1261489e5331f6d4622
C2ce2161d0db2a8573ca
F849c1e6305cca02934d

1800.6907