Sỏi thận 7 mm là gì ? Có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả

Sỏi thận là một trong những căn bệnh thường gặp, nhất là những người ở trong độ tuổi trung niên. Mỗi kích thước sỏi khác nhau lại đánh giá từng mức độ nguy hiểm khác nhau. Vậy, sỏi thận 7 mm có nguy hiểm không ? Biến chứng của bệnh là gì và cách điều trị hiệu quả ra sao ?

Để giải đáp những điều đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về căn bệnh này.

Sỏi thận 7 mm có nguy hiểm không ?

Sỏi thận thường có nhiều kích thước khác nhau và mỗi kích thước sẽ báo hiệu từng mức độ nguy hiểm của căn bệnh. Sỏi thận có kích thước 7mm vẫn đang được đánh giá có kích thước khá nhỏ. Nó chưa ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe và chức năng của thận. Chính vì thế nên mức độ nguy hiểm của căn bệnh là chưa nhiều và chưa rõ rệt.

Khi bị sỏi thận 7 mm, người bệnh có thể sẽ phải chịu đựng một vài cơn đau. Tuy nhiên, kích thước này chưa làm ảnh hưởng nhiều đến hệ bàng quang hay bài tiết. Mặc dù vậy, sỏi thận 7 mm có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào hình dáng sỏi như thế nào.

Sỏi thận 7 mm sẽ gây nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời.
Sỏi thận 7 mm sẽ gây nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời.

Nếu sỏi thận 7 mm có nhiều cạnh và sắc, gai gồ ghề thì sẽ khá nguy hiểm. Lúc này, sỏi sẽ di chuyển xuống niệu đạo. Trong quá trình cọ xát, sỏi sẽ làm rách và gây tổn thương cho thành thận. Từ đó sẽ dẫn đến việc bị chảy máu. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao người bị sỏi thận thường hay đi tiểu ra máu

Theo thời gian, sỏi thận 7 mm sẽ lớn lên nếu như người bệnh không biết cách điều trị kịp thời. Một số biến chứng khi sỏi phát triển to hơn như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tắc đường tiểu, bể thận… Nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong.  

Cách chữa sỏi thận 7 mm

Khi bị sỏi thận 7 mm, bạn có thể áp dụng những cách chữa trị hiệu quả như

Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý

Khi mắc bệnh sỏi thận, bạn nên tăng cường việc uống đủ lượng nước đều đặn. Mỗi ngày nên bổ sung từ 2,5 đến 3 lít nước. Đây là một cách rất hữu hiệu để tống sỏi ra khỏi bên ngoài. Ngoài ra, người mắc sỏi thận nên hạn chế ăn đồ ăn mặn, thức ăn chứa nhiều đạm. Đồng thời không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…

Điều trị bằng Tây y

Khi bị sỏi thận, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc Tây Y . Chúng có tác dụng giảm đau,chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, điểm trái ngược của những loại thuốc Tây Y đó là thường để lại nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt là những nhóm người có chức năng thận kém. Họ sẽ phải dùng những thuốc thay thế như morphin, tramadol…

Phương pháp điều trị bằng ngoại khoa

Để chữa sỏi thận 7 mm, các bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị ngoại khoa. Trong đó phải kể đến mổ sỏi  thận, tán sỏi qua da, nội soi niệu quản… Tuy nhiên, nhược điểm của những phương pháp này đó là có thể để lại nhiều biến chứng, chi phí điều trị cũng khá tốn kém.

Có thể bạn quan tâm
F1261489e5331f6d4622
C2ce2161d0db2a8573ca
F849c1e6305cca02934d

1800.6907