Sỏi thận : Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và chữa trị hiệu quả
Sỏi thận là một căn bệnh được hình thành và diễn biến rất âm thầm. Nếu căn bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ bị suy thận. Nắm rõ những kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc chữa trị. Từ đó tránh gặp phải những biến chứng.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về bệnh lý sỏi thận để phòng tránh, điều trị tốt nhất.
Nội dung bài viết
Định nghĩa, khái niệm sỏi thận
Sỏi thận là căn bệnh được hình thành khi có sự kết tụ của các tinh thể và chất khoáng được hình thành trong nước tiểu. Theo Vinmec, căn bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, … thành những tinh thể rắn. Phổ biến hơn cả là những tinh thể Calci. Kích thước của sỏi có thể nhỏ hơn hoặc lên đến vài cm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh suy thận.
Nếu kích thước sỏi nhỏ thì có thể tự đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu. Tuy nhiên nếu sỏi to thì sẽ gây nên hiện tượng đau thắt lưng và tiểu ra máu.

Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh. Trong đó phải kể đến như :
Lượng nước tiểu quá ít
Lượng nước tiểu ít chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể bị mất nước khi làm việc nặng, lao động ở cường độ cao, không uống đủ nước hoặc sống ở những nơi có khí hậu khô nóng. Khi lượng nước tiểu ít, cơ thể sẽ có ít nước hơn. Từ đó sẽ rất dễ dẫn đến việc cơ thể bị lắng đọng natri và hình thành nên những viên sỏi.
Bổ sung vitamin C và canxi không đúng cách
Chế độ ăn uống, bổ sung vitamin C quá nhiều trong thời gian dài sẽ dẫn đến dư thừa vitamin C. Việc dư thừa vitamin C gây ức chế cho các chất khác như kẽm và sắt. Việc dư thừa canxi sẽ gây quá tải cho thận.
Chế độ ăn uống
Sử dụng quá nhiều muối : Ăn nhiều muối sẽ gây ra sự dư thừa natri, các ion canxi cũng tăng tại ống thận làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi nồng độ canxi quá cao sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các loại sỏi như canxi oxalat, canxi phốt phát, canxi carbonat…
Do mắc phải một số bệnh về đường tiêu hóa
Người bệnh mắc phải những căn bệnh như viêm loét đại tràng, phẫu thuật dạ dày, ruột hay bị tiêu chảy sẽ có nguy cơ cao hình thành sỏi Oxalat Canxi. Khi bị tiêu chảy, lượng chất lỏng trong cơ thể bị sụt giảm. Lúc này, lượng nước tiểu ít và nồng độ oxalat trong nước tiểu tăng cao sẽ tạo điều kiện cho việc hình thành sỏi.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sỏi thận
Nhận biết bệnh thông qua những dấu hiệu sau :
Đi ngoài ra máu
Có đến 80 % người bệnh sỏi thận sẽ bị đi ngoài ra máu. Khi nước tiểu có màu đỏ chính là dấu hiệu báo động tình trạng căn bệnh đã rất nặng.
Buồn nôn và nôn mửa
Khi thận và đường tiêu hóa có chung đường truyền tín hiệu, hiện tượng buồn nôn ở người sỏi thận sẽ rất dễ xảy ra. Chính vì vậy, sỏi trong thận có thể kích hoạt các dây thần kinh có ở trong đường tiêu hóa. Từ đó làm co thắt dạ dày và gây khó chịu.
Đau vùng eo, mông
Khi bị sỏi thận, người bệnh sẽ có cảm giác có những cơn đau lan từ vùng eo, mông. Đặc biệt những lúc tập thể dục hay vận động mạnh. Đi kèm theo đó là người bệnh bị buồn nôn, da xanh xao và người nhợt nhạt.
Nước tiểu đục
Nước tiểu bị đục là dấu hiệu cho thấy có quá nhiều chất cặn bã lắng đọng. Dấu hiệu này cho thấy bạn đang bị sỏi hoặc có sỏi ở trong đường tiết niệu.
Đi tiểu nhiều lần
Hiện tượng đi tiểu nhiều lần cũng là một dấu hiệu thường thấy ở người bị sỏi thận Bạn sẽ có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn. Thậm chí còn xảy ra hiện tượng đái buốt, đái rắt.
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không ?
Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh khắc phục được tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bệnh sỏi thận có nguy hiểm gì không ? Một số biến chứng có thể kể đến khi người bệnh bị sỏi thận như :
Tắc nghẽn đường tiết niệu
Sỏi thận thường không ở cố định một chỗ mà có thể di chuyển đến những nơi hẹp hơn như niệu quản, niệu đạo. Từ đó gây tắc nghẽn đường ruột. Tình trạng này sẽ dẫn đến nước tiểu bị đọng lại gây nên tình trạng ứ nước, giãn đài bể thận.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Sỏi thận lâu ngày sẽ dẫn đến việc một số loại vi khuẩn gây hại trú ngụ. Những loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng thận và lan sang các vị trí khác. Từ đó gây tổn thương thận do nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Suy thận
Khi thận bị ứ nước kèm theo hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ hủy hoại các mô thận. Từ đó làm suy giảm chức năng thận. Người bệnh sẽ rất dễ bị suy thận và nguy cơ cao bị tử vong. Một số triệu chứng của người bị suy thận đó là : tiểu nhiều lần, nước tiểu có bọt, sưng phù chân tay…
Vỡ thận
Khi thận có quá nhiều sỏi, thận sẽ phải chịu những áp lực rất lớn và độ đàn hồi sẽ kém dần đi. Chính vì vậy, thận sẽ rất dễ bị vỡ.
Cách chữa trị sỏi thận
Người bị sỏi thận nên ăn gì ? Áp dụng những cách chữa trị sỏi như sau sẽ khiến tình trạng căn bệnh được cải thiện đáng kể.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là một giải pháp nhằm làm loãng các chất kích thích. Nó sẽ khiến các chất dư thừa trong niệu quản ít có khả năng kết tinh thành sỏi. Bạn nên uống nhiều nước và uống nhiều lần trong ngày để giảm nguy cơ.
Bổ sung lượng canxi mỗi ngày
Chế độ ăn uống nhiều canxi sẽ ngăn chặn hình thành sỏi canxi. Lượng canxi có trong thực phẩm liên kết với oxalat sẽ làm đẩy lui tình trạng kết tủa dẫn đến sỏi thận.
Cắt giảm lượng muối ăn hàng ngày
Muối chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh . Chính vì vậy, việc cắt giảm lượng muối ăn là một cách để phòng ngừa nguy cơ bị sỏi thận.

Bổ sung đầy đủ lượng Magie cần thiết
Magie là một chất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi Canxi oxalat hiệu quả. Magie liên quan đến rất nhiều phản ứng trao đổi chất trong cơ thể. Bao gồm chuyển động cơ bắp và sản xuất năng lượng.
Lượng Magie khuyến cáo cho mọi người nên dùng mỗi ngày là 400 mg. Bạn có thể bổ sung lượng Magie qua chế độ ăn uống và thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bệnh có thể được điều trị bằng những phương pháp sau :
Soi niệu quản : Các bác sĩ sẽ sử dụng công cụ mỏng dài có kính quan sát để tìm sỏi. Sau khi đưa vào niệu đạo hoặc bàng quang. Sỏi sau đó sẽ được phát hiện và sẽ được gắp bỏ hoặc phá vỡ chúng ra những phần nhỏ hơn.
Sử dụng sóng xung để tán sỏi : Dùng sóng xung kích để phá vỡ viên sỏi nhằm thải ra ngoài dễ dàng hơn.
Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da : Nếu kích thước viên sỏi thận quá lớn hoặc nằm ở những vị trí không thể sử dụng phương pháp tán sỏi bằng sóng xung ,bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để lấy chúng ra.