Sỏi thận rơi xuống bàng quang.Những điều bạn chưa biết!
Sỏi thận rơi xuống bàng quang là nguyên nhân phổ biến gây sỏi ở bàng quang. Theo quá trình lọc và đào thải của thận sỏi sẽ theo đường tiểu xuống bàng quang gây tổn thương bàng quang và những biến chứng nguy hiểm. Vậy làm sao để nhận biết sỏi đã có nguy cơ rơi vào bàng quang? Cách chữa trị và phòng ngừa sỏi hiệu quả như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé!
Sỏi ở bàng quang có thể có kích thước rất lớn. Do bàng quang nằm ở hạ vị, là một túi có hình bầu dục, chứa đựng nước tiểu trước khi bài tiết qua niệu đạo ra bên ngoài. Trên thế giới, có trường hợp người có sỏi bàng quang nên tới 1,9 kg. Và với kích thước 17,9 cm đã được kỷ lục thế giới Guinnes công nhận. Cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đồng thời theo dõi tình hình sức khỏe để phát hiện sỏi sớm tránh những biến chứng nguy hiểm do sỏi gây ra.
Nội dung bài viết
Biểu hiện của sỏi thận rơi xuống bàng quang
Bàng quang là một cơ rỗng, chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát ra bên ngoài. Chính vì vậy bàng quang là cơ quan hay xuất hiện sỏi. Do quá trình nước tiểu bị ứ đọng và kết tinh với nhau tạo thành sỏi nhưng đa phần là sỏi từ thận rơi xuống bàng quang.
Khi bị sỏi bàng quang thường rất hay nhầm lẫn với các bệnh khác như u xơ tiền liệt tuyến, u bàng quang,…Cho đến khi phát hiện ra sỏi bàng quang khi người bệnh đi chụp X- quang. Sỏi hình thành lâu trong bàng quang sẽ tăng dần về kích thước và sẽ gây ra các triệu chứng như:
Cơn đau quặn thận
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi bị sỏi thận rơi xuống bàng quang. Các cơn đau quặn thận sẽ xuất hiện từ từ và tần suất sẽ tăng dần, mức độ đau cũng tăng theo. Cơn đau xuất hiện từ vùng thắt lưng sau đó lan xuống bụng dưới làm người bệnh đau quặn lên, rồi lan xuống bàn chân.
Ở nam giới cơn đau này lan từ bụng xuống bộ phận sinh dục và lan xuống chân. Nhiều trường hợp nam giới phải bóp đầu dương vật sau mỗi lần đi tiểu để giảm cảm giác đau.

Tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu
Khi đi tiểu người bệnh luôn cảm thấy đau buốt, lượng nước tiểu ra rất ít, có khi chỉ són vài giọt. Số lần đi tiểu vì thế mà tăng lên. Mặc dù vừa đi tiểu xong người bệnh vẫn có cảm giác buồn tiểu. Tình trạng này xảy ra là do sỏi làm tổn thương hệ thần kinh của cơ vòng bàng quang. Cơ vòng mất kiểm soát dẫn đến cơ vòng mở liên tục khiến lượng nước tiểu thoát ra ngoài liên tục. Tình trạng tiểu rắt, tiểu són, tiểu buốt xuất hiện.
Tiểu ngắt quãng
Sỏi từ thận rơi xuống bàng quang gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu từ bàng quang xuống niệu quản. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu ngắt quãng. Người bệnh đang tiểu tự nhiên bị dừng lại, sau đó thay đổi tư thế mới có thể đi tiểu lại bình thường hoặc không.
Nước tiểu có màu sắc bất thường
Đây là biểu hiện rõ ràng khi người bệnh đi tiểu xong và nhìn thấy luôn. Nước tiểu bị đổi sang màu vàng đục , có váng hoặc lẫn cả máu, có mùi khó chịu. Do sỏi cọ xát và tăng dần kích thước làm tổn thương thành bàng quang. Nước tiểu ứ đọng tại bàng quang do sỏi làm tắc nghẽn làm viêm nhiễm đường tiết niệu. Trường hợp bệnh nặng tiểu xong có thể có cả mủ trắng.
Biến chứng của sỏi thận rơi xuống bàng quang
Sỏi từ thận xuống bàng quang rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm sỏi sẽ to dần về kích thước, gây chèn ép đường tiết niệu và những biến chứng nguy hiểm về thận:
Viêm bàng quang cấp
Sỏi trong quá trình từ thận rơi xuống bàng quang qua đường tiểu luôn cọ sát vào niêm mạc và thành bàng quang. Bệnh lý gây viêm loét, nhiễm trùng, chảy máu và những biến chứng viêm bàng quang cấp. Nếu không điều trị sớm tình trạng viêm kéo dài dẫn đến tình trạng viêm bàng quang mãn tính.
Viêm đường tiết niệu
Bàng quang là bộ phận quan trọng của đường tiết niệu. Nước tiểu từ thận qua niệu quản xuống bàng quang chứa đựng. Sau đó mới xuống niệu đạo ra ngoài. Nếu sỏi xuất hiện ở bàng quang làm quá trình vận chuyển nước tiểu bị gián đoạn. Đồng thời gây tắc nghẽn và ứ đọng nước tiểu trong bàng quang. Tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây viêm đường tiết niệu.
Rò bàng quang, teo xơ bàng quang
Khi có sỏi trong bàng quang gây viêm loét, chảy máu trong bàng quang. Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh cơ vòng bàng quang. Bàng quang không điều khiển được cơ vòng dẫn đến tình trạng rò rỉ bàng quang và tiểu không tự chủ.
Nước tiểu chảy rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn , làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt người bệnh. Lâu ngày gây nhiễm khuẩn.
Viêm thận
Biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi từ thận rơi xuống bàng quang là viêm thận. Sỏi làm tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu. Nước tiểu bị dội ngược dòng lại lên thận. Sau đó vi khuẩn trong nước tiểu xâm nhập làm giãn đài bể thận và dẫn đến suy thận. Lâu dần vi khuẩn lây lan vào máu gây nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.
Sỏi bàng quang là bệnh khá phổ biến nhưng người bệnh không nên chủ quan. Khi gặp các triệu chứng thì nên đi khám và kiểm tra để có hướng điều trị kịp thời. Phòng tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm trên.
Phòng ngừa sỏi thận rơi xuống bàng quang
Bệnh sỏi bàng quang hoàn toàn có thể phòng ngừa được khi bạn chú ý đến chế độ dinh dưỡng và tập luyện hàng ngày:
Uống nước nhiều
Uống nước nhiều giúp người mắc các bệnh lý về thận rất tốt nhất là bệnh về sỏi. Nước giúp đào thải các chất cặn bã lắng đọng trong cơ thể ra bên ngoài.
Trung bình mỗi ngày một người nên đảm bảo uống từ 1.5 – 2 lít nước/ ngày. Bạn có thể uống thêm nếu cơ thể bạn cho phép.

Ăn nhiều rau củ xanh
Tăng hàm lượng chất xơ và vitamin cho cơ thể là hết sức cần thiết. Giúp thanh lọc cho cơ thể bạn thay vì bạn dung nạp nhiều chất béo hay các chất kích thích. Giúp cho thận bớt một phần áp lực phải loại bỏ những chất cặn bã cho cơ thể.
Cắt giảm lượng muối giúp điều trị sỏi thận rơi xuống bàng quang
Đối với những người bị sỏi thận hay sỏi bàng quang không nên ăn nhiều muối. Tối đa khoảng 2,3g muối trong bữa ăn. Giúp giảm bớt gánh nặng lọc và đào thải cho thận.
Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu , bia, cafe, thuốc lá, đồ uống có ga.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
Luyện tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tăng sức đề kháng, sức khỏe tốt. Kết hợp ăn uống nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp bạn phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Điều trị sỏi thận rơi xuống bàng quang
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh mà bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị đúng đắn, phù hợp:
Điều trị bằng thuốc Tây
Khi sỏi có kích thước nhỏ từ thận xuống bàng quang thì bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc cho người bệnh uống:
Thuốc giảm đau, chống viêm: Có tác dụng giúp giảm những cơn đau quặn bụng hoặc đau quặn thắt lưng gây nên. Người bệnh sẽ thoải mái và dễ chịu hơn.
Thuốc lợi tiểu: Giúp cho các cặn bã sỏi sẽ bị bào mòn đi, tránh tình trạng kết tinh tạo sỏi
Thuốc giãn cơ trơn tiết niệu: Giúp đẩy nhanh quá trình bài tán sỏi ra ngoài cơ thể.
Thuốc kháng sinh: Giúp kháng viêm , tiêu sưng

Phẫu thuật mổ, tán sỏi bàng quang
Trường hợp sỏi xuống bàng quang quá lớn. Uống nước và thuốc không có khả năng đào thải sỏi ra ngoài thì phải tiến hành phẫu thuật lấy sỏi ra:
Tán sỏi nội soi ngược dòng: đây là phương pháp loại bỏ sỏi bằng sóng xung kích.
Mổ nội soi tán sỏi qua da
Mổ mở lấy sỏi bàng quang
Mặc dù mổ sỏi bàng quang là phương pháp nhanh có thể loại bỏ sỏi cho người bệnh. Nhưng đây là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp kia không áp dụng được. Do phẫu thuật có thể để lại một số rủi ro nguy hiểm. Như tổn thương niệu đạo, bàng quang, chảy máu bàng quang, nhiễm trùng tiết niệu sau mổ, rối loạn chức năng bàng quang,…
Mặc dù mang lại nhiều lợi điểm nhưng các kỹ thuật này vẫn còn những lo lắng về một số rủi ro khi phẫu thuật như tổn thương niệu đạo, bàng quang, chảy máu bàng quang, nhiễm trùng tiết niệu,…
Điều trị sỏi thận rơi xuống bàng quang bằng Đông y
Chữa sỏi từ thận rơi xuống bàng quang muốn an toàn mà hiệu quả cần tác động toàn diện từ căn nguyên cho đến triệu chứng. Chính vì vậy các chuyên gia thường khuyên người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm Đông y có nguồn gốc từ thảo dược giúp điều trị sỏi an toàn và phòng ngừa tái phát hiệu quả.