Sỏi tiết niệu : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Sỏi tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến. Nếu căn bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng. Trong đó có thể kể đến như viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, suy thận…
Để nhận biết và điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả, việc nắm vững những kiến thức bệnh lý của căn bệnh rất cần thiết và quan trọng.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu
Theo Vinmec, sự hình thành sỏi tiết niệu thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat…) trong nước tiểu.
Sự rối loạn chuyển hóa gây tăng canxi máu và canxi niệu làm thay đổi PH nước tiểu. Từ đó gây ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện hình thành nên sỏi.
Chế độ ăn uống không hợp lý : Chế độ ăn uống hàng ngày không khoa học. Sử dụng quá nhiều muối sẽ tạo điều kiện hình thành nên sỏi tiết niệu.
Ngoài ra, việc lạm dụng sử dụng kháng sinh kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
Việc uống ít nước sẽ khiến cho lượng nước đi vào cơ thể hạn chế. Lúc này cơ thể không đủ nước sẽ khiến cho việc đào thải các chất cặn bã trở nên khó khăn hơn.
Niệu đạo khi bị chít hẹp hoặc do túi thừa niệu đạo sẽ khiến nước tiểu bị đọng lại. Từ đó, các tinh thể muối và khoáng chất lắng đọng sẽ tạo thành sỏi.
Ngoài ra, bao quy đầu bị viêm, hẹp sẽ khiến nước tiểu bị ứ lại. Điều đó sẽ khiến các tinh thể tạo ra sỏi.
Triệu chứng của sỏi tiết niệu
Người bệnh dễ dàng biết được mình có bị sỏi tiết niệu hay không thông qua những dấu hiệu và triệu chứng sau :
Đau vùng thắt lưng
Đau cấp tính, đau quặn vùng bụng sau đó lan sang vùng thắt lưng, vùng bẹn, các bộ phận sinh dục. Triệu chứng này là do đường tiết niệu bị ứ dẫn làm tăng áp lực lên vùng thận.

Đái rắt, tiểu ra máu
Khi sỏi còn có kích thước nhỏ.Chúng sẽ di chuyển vào niệu đạo và kích thích cảm giác buồn đi tiểu của bệnh nhân. Từ đó dẫn đến hiện tượng đái rắt. Thêm vào đó, sự cọ xát của những viên sỏi cứng và nhiều cạnh sắc nhọn sẽ làm tổn thương niệu quản và làm chảy máu. Chính vì vậy, nước tiểu sẽ có màu đỏ.
Cương dương vật đau
Sỏi nhỏ di chuyển xuống niệu đạo kết hợp với tình trạng cương cứng khiến máu bơm về thể hang, thể xốp. Gây giảm thiết diện niệu đạo. Lúc này, sỏi cọ xát vào niệu đạo và gây đau dương vật.
Cách điều trị sỏi tiết niệu
Để điều trị bệnh sỏi tiết niệu, bên cạnh việc tuân thủ thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Người bệnh nên áp dụng những biện pháp hiệu quả.
Tán sỏi thông qua da
Được áp dụng cho các viên sỏi lớn có kích thước và hình dạng khác nhau. Các bác sĩ sẽ thực hiện vết vạch nhỏ ở lưng. Đồng thời khoanh vùng phàm vị sỏi để lấy sỏi ra ngoài.
Tán sỏi xung kích
Bằng máy tạo sóng xung kích, các viên sỏi sẽ được phá vỡ. Sau đó thông qua đường tiết niệu, các mảnh nhỏ sẽ ra khỏi cơ thể khi người bệnh đi tiểu.
Loại bỏ sỏi thông qua nội soi bằng laser
Bác sĩ sẽ sử dụng một ống dài đưa vào lỗ niệu quản sau đó tìm vị trí của sỏi, loại bỏ các viên sỏi bằng tia laser.
Sử dụng phương pháp phẫu thuật mổ sỏi tiết niệu
Phương pháp này dùng để loại bỏ những viên sỏi có kích thước lớn, có nguy cơ gây tắc nghẽn đường tiết niệu và gây bí tiểu. Thông qua nội soi và kháng sinh sẽ hạn chế được các vấn đề nhiễm trùng sau phẫu thuật.