Thận yếu là gì? Nguyên nhân, triệu trứng và cách điều trị
Những biểu hiện và dấu hiệu thận yếu thường không rõ rệt khiến người bệnh chủ quan. Đến khi phát hiện được bệnh thì đã ở giai đoạn suy thận.
Nội dung bài viết
Bệnh thận yếu là gì?
Thận là cơ quan tạo thành và bài xuất nước. Thận yếu là sự suy giảm chức năng của thận hay còn gọi là suy thận. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh khác như: yếu sinh lý ở nam giới, đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu không tự chủ…
Bệnh thận yếu thường diễn biến âm thầm khiến người bệnh chủ quan nên đến khi phát hiện được bệnh thì đã ở giai đoạn SUY THẬN. Nguyên nhân gây thận yếu có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc các bệnh lý như: bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh viêm nhiễm ở bàng quang, ung thư bàng quang,…

Dinh dưỡng cho người thận yếu
Thận yếu nên ăn gì là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Sau đây là một số thực phầm mà người bị thận yếu nên ăn để cải thiện tình trạng của mình.
Thận yếu nên ăn gì?
Người bị thận yếu nên ăn các thực phẩm chứa ít nattri, photpho và kali như:
- Rau xanh; súp lơ, tỏi, bắp cải,… Rau xanh chưa nhiều vitamin B6, vitamin A, C bổ sung cho cơ thể. Ngoài ra có tác dụng khử độc, giảm chất béo tích tụ từ máu, giúp thận làm việc hiệu quả hơn. Giảm tình trạng thận yếu
Ăn rau xanh tốt cho người thận yếu - Quả mọng: việt quất, mâm xôi, dâu tây, ớt chuông,… Giúp tăng cường khả nằn thải lọc của thận. Phân hủy chất thải trong máu nhằm loại bỏ độc tốc ra khỏi cơ thể
- Cá: cá thu, cá hồi, các ngừ,… Có hàn lượng lớn Omega 3 giúp chống viêm, ngăn ngừa tổn thương tới thận. Nên ăn cá 2 đến 3 lần 1 tuần
Ngoài ra còn một số thực phẩm khác như: bí ngô, lòng trắng trứng,…
Những thực phẩm không tốt cho thận
Chức năng quan trọng nhất của thận là đào thải độc tố. Việc thêm vào cơ thể những chất khó hấp thu hoặc đào thải độc tố sẽ khiến thận phải chịu thêm nhiều áp lực. Gây ra tăng tình trạng suy giảm chức năng thận.
Cần tránh một số loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu kali và phốt pho: các loại nước có ga, nước ngọt, soccola nóng, bia, phô mát, chuối, sữa chua, bơ đậu phộng,… Nên hạn chế ở mức tối thiểu nhất
- Thực phẩm giàu protein: cần tránh xa các loại cá bơn, ức gà, thịt bò,… Kiểm soát được lượng prrotein vào cơ thể hằng ngày có thể giúp thận hoạt động tốt hơn.
- Muối và thực phẩm nhiều muối: Muối làm tăng lượng oxalate bên trong nước tiểu, chất này cơ thể hấp thụ nhiều có thể dẫn tới suy thận. Vì vậy người bị thận yếu nên giảm lượng muối ăn hằng ngày. Nên ăn nhạt hơn và phù hợp hơn.
Nguyên nhân bệnh thận yếu
Bệnh thận yếu có nguyên nhân do đâu? Có một số nguyên nhân liên quan đến bệnh lí cũng như chế độ sinh hoạt có thể gây ra tình trạng thận yếu. Cụ thể:
Nguyên nhân do bệnh lý
Bệnh tiểu đường: theo nghiên cứu bệnh tiểu đường ảnh hưởng xấu tới chức năng lọc thận
Sỏi thận: Sỏi trong cầu thận sẽ cản trở quá trình đào thải độc

Viêm đường tiết niệu: Viêm đường tiết niệu kéo dài và không được điều trị triệt để sẽ khiến cơ chế bài tiết nước tiểu của thận gặp phải những trục trặc lớn. Điều này gây áp lực lớn đối với thận, lâu dần dẫn đến bệnh thận yếu
Bệnh lý tuyến tiền liệt (nam giới): Các bệnh lý tuyến tiền liệt nam giới hay gặp như: U xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt…. Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thận yếu.
Nguyên nhân do tâm sinh lí
Tâm sinh lý căng thẳng, mất ngủ, lo âu triền miên hay sợ hãi cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến thận.
Tuổi tác: Càng lớn tuổi chức năng thận càng bị suy yếu dần
Nguyên nhân do chế độ sinh hoạt
Thói quen ăn uống không khoa học hằng ngày. Việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu đạm, giàu chất béo hay thường xuyên sử dụng rượu bia, trà, cà phê… Khiến lượng độc tố trong cơ thể luôn ở mức cao. Như thế đòi hỏi thận phải hoạt động thường xuyên trong trạng thái quá tải dẫn đến suy yếu.
Lười vận động. Việc thường xuyên vận động sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh thận yếu đến 22% so với người ít vận động
Đối tượng bị thận yếu
Thận yếu gặp ở cả nam, nữ và người già. Do rất nhiều nguyên nhân gây ra nên thận yếu rất thường gặp. Nam giới do thói quen hút thươc, rượu bia, ăn ngủ không điều độ,… Hoặc gặp các bệnh lý tuyến tiền liệt thì nguy cơ suy giảm chức năng thận rất cao.
Nữ giới cũng có thể mắc thận yếu. Một số bệnh lý khiến nữ giới bị suy giảm chức năng thận như sa tử cung, béo phì hay tiểu đường,…
Đặc biệt, người cao tuổi là đối tượng thường gặp của bệnh thận yếu. Do tuổi tác cao, các chức năng của cơ thể đều suy giảm. Trong đó có chức năng thận. Ngoài ra tuổi già có thể mắc một số bệnh lí như cao huyết áp, tiểu đường. Những bệnh lí này đều ảnh hưởng tới chức năng thận.

Ngoài ra do phải điều trị các bệnh này nên người già phải thường xuyên sử dụng thuốc Tây. Mà sử dụng thuốc Tây nhiều sẽ làm thận phải hoạt động quá sức. Dẫn tới suy giảm chức năng thận
Các triệu chứng, dấu hiệu thận yếu
Có rất nhiều triệu chứng để nhận biết thận yếu, sau đây là mộ số dấu hiệu tiểu biểu:
Tiểu đêm nhiều- dấu hiệu thận yếu thường gặp nhất
Chức năng chính của thận là đảm nhận vai trò lọc nước tiểu. Khi thận yếu chức năng này sẽ bị hạn chế nên tần suất đi tiểu cũng sẽ tăng lên. Tiểu trên 2 lần một đêm được coi là tiểu đêm nhiều. Đặc biệt, lúc đi tiểu có thể người bệnh sẽ cảm giác đau rát hoặc buốt. Nước tiểu không hết và có màu sận, hoặc trắng đục.
Đau lưng
Khi thận yếu, nước tiểu từ thận xuống bàng quang sẽ bị tắc gây ra các cơn đau nhức xương sống. Từ đó gây đau mõi thắt lưng, đau buốt ngang lưng.
Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung
Thận yếu sẽ khiến não không thể cung cấp đủ dưỡng chất. Từ đó gây ra các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mất tập trung, đứng không vững, tai ù, khó ngủ…
Yếu sinh lý – Dấu hiệu thận yếu ở nam giới
Thận có vai trò điều hòa hormon sinh dục androgen ở nam. Do đó, một khi các loại hormon bị thay đổi, sẽ làm mất cân bằng âm và dương dẫn đến giảm ham muốn tình dục, liệt dương, xuất tinh sớm, mộng tinh và các bệnh về tinh dịch.

Hen suyễn, khó thở
Thận có chức năng “nạp” khí. Khi thận hư,dấu hiệu thận yếu là khả năng dung nạp và tích khí sẽ không đủ dẫn đến khó thở, hen suyễn.
Rối loạn đường tiêu hóa gây táo bón
Chức năng chuyển hóa, lọc và loại bỏ các chất cặn của thận bị giảm là nguyên nhân gây ra táo bón ở người thận yếu.
Phù
Phù là một trong các triệu chứng bệnh thận yếu thường gặp. Thận yếu không loại bỏ được chất lỏng dư thừa, chất lỏng này lại tích tụ lâu trong cơ thể dẫn đến hiện tượng phù ở chân, tay,mặt,…