Tiểu rắt, đái buốt ra máu, mủ là bệnh gì? Làm sao để chữa?
Đi tiểu rắt, đái buốt ra máu là dấu hiệu không hề đơn giản bởi rất có thể bạn đang gặp tình trạng viêm nhiễm ở bộ phận tiết niệu, ở thận hay ở bàng quang. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Nội dung bài viết
Tiểu buốt, tiểu rắt ra máu là hiện tượng gì?
Đi tiểu là hoạt động bình thường giúp cơ thể bài tiết các chất độc hại và cặn bã ra khỏi cơ thể.
Lượng nước tiểu trung bình một người bài tiết ra cùng với màu sắc nước tiểu sẽ phản ánh được tình hình sức khỏe của bạn. Đối với người bình thường, nước tiểu có màu vàng rơm và lượng nước tiểu thải ra là 2 lít nước tiểu.
Những bất thường trong việc tiểu tiện như tiểu rắt, đái buốt ra máu có thể cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó.
Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu
Khi bị đi tiểu buốt người bệnh sẽ luôn có cảm giác đau, khó chịu, mệt mỏi. Đồng thời còn kèm theo cảm giác buốt lúc bắt đầu tiểu, trong khi tiểu và cả sau khi tiểu xong. Cảm giác đau xuất hiện nhiều ở vùng bụng dưới, vị trí bên trong của thận, bàng quang hay phía dưới là bộ phận tiết niệu.
Còn khi bị tiểu rắt, người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu và đi nhiều lần trong ngày. Người bệnh vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiếp, nhất là vào ban đêm. Đồng thời lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít.
Tiểu ra máu là tình trạng nước tiểu của người bệnh có lẫn máu khiến nước tiểu đổi màu. Khi tình trạng này xảy ra nước tiểu thường có màu hồng hoặc đỏ sẫm.
Nếu tình trạng bệnh nhẹ thì mắt thường khó có thể phát hiện ra máu trong nước tiểu. Người bệnh cần phải xét nghiệm mới biết được kết quả chính xác.
Nếu người bệnh bị cả tiểu buốt lẫn tiểu rắt kèm ra máu thì đó là biểu hiện của một số bệnh lý vô cùng nguy hiểm.

Tiểu buốt đau bụng dưới
Hiện tượng đau bụng dưới tiểu buốt ra máu là tình trạng bệnh lý hay gặp ở phụ nữ. Tình trạng này xảy ra khiến người bệnh khi đi tiểu thấy buốt, xót, kèm theo biểu hiện đau, nóng rát và luôn thấy khó chịu, nước tiểu có màu hồng nhạt hoặc hồng đậm.
Đau bụng dưới tiểu buốt ra máu do nhiều nguyên nhân khác nhau và cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm chị em có thể mắc phải.
Tiểu buốt đau bụng dưới là biểu hiện của một số căn bệnh như : viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi đường tiết niệu, niệu quản bị tắc nghẽn. Ngoài ra người bệnh bị tiểu buốt đau bụng dưới còn là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lây qua đường tình dục, ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Nguyên nhân gây tiểu rắt, đái buốt ra máu
Nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng chủ yếu phân ra hai nhóm nguyên nhân chính là do bệnh lý và do các yếu tố bên ngoài.
Nguyên nhân bệnh lý
Tiểu buốt ra máu chủ yếu là do nguyên nhân bệnh lý trong hệ tiết niệu như nhiễm khuẩn, chấn thương, do sỏi ,…
Do nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Tình trạng này hay xảy ra ở nữ giới nhiều hơn. Do vi khuẩn xâm nhập từ niệu đạo lên bàng quang, do polyp niệu đạo. Ngoài ra vi khuẩn có thể lây nhiễm từ bạn tình hoặc do viêm nhiễm. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây viêm loét, chảy máu và có các biểu hiện khác thường là đi tiểu ra máu , tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi khó chịu.
Do phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt
Ở nam giới tuyến tiền liệt bị phì đại khi ở tuổi trung niên. Dẫn đến tình trạng tuyến tiền liệt chèn ép vào niệu đạo, cản trở dòng tiểu khiến người bệnh tiểu khó, tiểu buốt, tiểu són, tiểu không hết bãi.
Do Thận và bàng quang có sỏi
Thói quen sinh hoạt không tốt, nhịn tiểu quá lâu, làm các chất cặn bã trong nước tiểu lắng lại trong bàng quang. Các chất cặn bã kết tinh thành các tinh thể rắn, lâu dần chuyển hóa thành sỏi ở thận hoặc bàng quang.
Sỏi gây chèn ép thành bàng quang và niêm mạc bàng quang gây cản trở dòng tiểu và chảy máu. Tình trạng tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu xuất hiện.
Ngoài ra ở nam giới còn do xuất hiện các u nhú trong bàng quang. Còn ở nữ giới do viêm nhiễm hoặc virut và chỉ xuất hiện 2- 3 ngày là hết.
Ung thư
Nếu tình trạng bệnh lý tiểu buốt, tiểu ra máu xảy ra thường xuyên, có nguy cơ người bệnh gặp bệnh nguy hiểm nhất là ung thư. Một số ung thư phổ biến như ung thư niệu đạo, ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang. Hoặc một số bệnh thư nguy hiểm khác như ung thư âm vật, âm hộ,…Khi gặp tình trạng này người bệnh phải đi khám và kiểm tả sức khỏe ngay. Người bệnh không nên chủ quan sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Gặp bệnh lý về máu
Các bệnh lý máu khó đông, thiếu máu hồng cầu, bệnh bạch cầu,…Hay các tạng xuất huyết cũng là nguyên nhân gây tiểu ra máu.
Ngoài ra tiểu ra máu còn xuất hiện khi người vận động mạnh như các vận động viên bơi lội, đấm bốc, chạy marathon.
Nguyên nhân không do bệnh lý
Các bộ phận trong đường tiết niệu bị va đập cũng là nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu. Tiểu buốt ra máu ở nam giới còn do va đập tại dương vật dẫn đến bệnh lý này.
Quan hệ tình dục quá độ , với tần suất nhiều khiến bộ phận sinh dục bị tổn thương hoặc niêm mạc bị xuất huyết.
Dùng một số loại thuốc chống ung thư, chống đông máu, cũng có thể khiến nước tiểu biến đổi màu khác thường.
Những nguy cơ biến chứng của tiểu buốt, tiểu rắt ra máu
Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Tiểu buốt gây suy giảm chức năng tình dục. Tiểu buốt, tiểu rắt sẽ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục ở cả nam và nữ giới. Đặc biệt ở nam giới khi bị tiểu buốt thì chắc chắn tuyến tiền liệt sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì tuyến tiền liệt là nơi sản sinh ra tinh dịch và đánh giá chất lượng tinh dịch. Do đó sự viêm nhiễm gây tiểu buốt sẽ làm làm giảm chất lượng tinh trùng và tinh dịch, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản sau này.
- Khi bị tiểu buốt, người bệnh sẽ có tâm lý căng thẳng, lo sợ, không dám đi tiểu, nhịn tiểu. Điều này sẽ tăng thêm nguy cơ viêm nhiễm làm tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Và gây nhiều biến chứng hết sức nguy hiểm như ung thư hay ảnh hưởng tới khả năng sinh sản dẫn tới vô sinh.
Tiểu buốt có mủ là sao ?
Tiểu buốt có mủ là hiện tượng người bệnh có cảm giác đau đớn, khó chịu, nóng rát khi đi tiểu. Sau khi đi tiểu xong người bệnh còn có cảm giác đau buốt như kim châm. Ngoài ra còn có hiện tượng chảy mủ trắng, xanh hoặc mủ vàng sau khi tiểu xong hoặc hòa lẫn trong nước tiểu.Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà các triệu chứng này sẽ biểu hiện khác nhau.
Tiểu buốt có mủ có rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do vi khuẩn, nấm có hại xâm nhập vào cơ thể.
Các vi khuẩn sẽ xâm nhập bằng nhiều đường khác nhau như quan hệ tình dục không an toàn. Hoặc vệ sinh không sạch sẽ, sử dụng nguồn nước bẩn, dùng băng vệ sinh kém chất lượng, mặc đồ bó sát bị ẩm ướt.
Tiểu buốt ra mủ ở nam giới
Theo thống kê tình trạng nam giới bị tiểu buốt ra mủ có tỷ lệ cao hơn và phổ biến hơn nữ giới. Bệnh lý này là nỗi trăn trở và lo lắng của rất nhiều quý ông. Vì bệnh khiến số lần đi tiểu tăng lên nhiều lần, kèm theo cảm giác đau buốt, nóng rát khi đi tiểu tiện .
Nếu bạn gặp phải triệu chứng bất thường này thì hệ tiết niệu của bạn đang gặp vấn đề. Vậy nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý này là do đâu? Và Khi mắc tiểu buốt có mủ cảnh báo bạn có thể mắc các bệnh gì?
Những nguyên nhân bệnh lý dẫn tới tiểu buốt có mủ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu buốt có mủ ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên theo thống kê thì nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là do các bệnh liên quan đến đường tiết niệu như:
Lậu
Bệnh lậu là bệnh xã hội nguy hiểm lây chủ yếu qua đường tình dục. Bệnh do các vi khuẩn Neisseria gonorrhea xâm nhập vào cơ thể gây ra. Biểu hiện của bệnh lậu sẽ được phát hiện sau khi các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sau khoảng 1 tuần.
Người bệnh sẽ có các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt có mủ xuất hiện ở đầu niệu đạo . Đầu niệu đạo sẽ sưng đỏ nếu bị nặng, tiểu ra máu và các vết loét ở bộ phận sinh dục. Bệnh lậu nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến vô sinh ở cả nam và nữ.
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo thường gặp ở những người vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ. Điều này khiến các vi khuẩn Chlamidia, Trichomonas hay Candida phát triển. Chúng tồn tại nhiều trong môi trường tự nhiên đặc biệt ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Viêm niệu đạo là bệnh thường gặp ở nam giới. Bệnh lý gây ra khó khăn trong việc quan hệ tình dục dẫn đến đau buốt và chảy máu.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là một trong những bệnh phổ biến về đường tiết niệu. Bàng quang bị lở loét do các vi khuẩn có hại gây ra. Các vi khuẩn có hại này chủ yếu là E.coli và một số loại vi khuẩn đường ruột khác.
Khi bị viêm bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy tiểu buốt, tiểu rắt. Nếu tình trạng nặng hơn sẽ xuất hiện mủ màu vàng đục hoặc xanh rỉ, bụng dưới cảm thấy căng tức. Viêm bàng quang có thể gây ra việc tiểu ra máu và mủ. Nếu không có phương pháp điều trị bệnh kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
Bệnh viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là một chứng bệnh xảy ra ở nam giới do các loại vi khuẩn có hại gây ra. Chúng xâm nhập vào tuyến tiền liệt. Gây ra triệu chứng lở loét, phá hủy các tế bào tuyến tiền liệt. Khiến cho bộ phận này không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết nước tiểu và tạo điều kiện thuận lợi cho tinh dịch. Điều này khiến bệnh nhân có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt có tiết ra mủ ở niệu đạo. Nếu tình trạng nặng, dương vật sưng đỏ khiến người bệnh không quan hệ tình dục được nữa.

Các bệnh lý về thận
Thận có vai trò quan trọng trong việc lọc và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Chức năng thận bị suy giảm sẽ đẫn đến các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu sót, tiểu buốt chảy mủ,…Đi tiểu chảy mủ còn là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm như viêm thận, suy thận hoặc ung thư thận.
Người bệnh không nên chủ quan khi gặp các triệu chứng trên. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.
Ngoài ra ở nữ giới viêm âm đạo cũng là nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt có mủ.
Điều trị tiểu rắt, đái buốt ra máu, có mủ
Điều đầu tiên khi gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ra máu là người bệnh phải đi khám ngay. Khi biết nguyên nhân gốc rễ gây bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời. Đồng thời tránh những biến chứng nguy hiểm nếu để lâu. Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích nhất cho người bệnh.
Điều trị các bệnh lý
Khi người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu dùng kháng sinh phù hợp tác nhân gây bệnh để hiệu quả. Điều trị theo đúng liệu trình và sử dụng nhắc lại một thời gian để tránh tái phát lại.
Khi bị các bệnh về sỏi tiết niệu nếu kích thước nhỏ có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa sử dụng thuốc để tan sỏi. Trong trường hợp sỏi lớn quá phải can thiệp ngoại khoa, phẫu thật lấy sỏi.
Các bệnh lý về nội mạc tử cung và bệnh lý khác cũng tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về đơn thuốc và phương pháp điều trị.
Khi bị ung thư dùng hóa trị, xạ trị, lọc thận theo đúng liệu trình.
Biện pháp phòng tránh tiểu buốt ra máu
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, khô ráo. Thói quen này giúp phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu.
- Không nên nhịn tiểu, khiến cho các chất cặn bã lắng đọng, kết tinh gây sỏi bàng quang.
- Tập thói quen đi vệ sinh lau từ đằng trước ra sau để vi khuẩn không đi vào âm đạo. Không nên cọ rửa, thụt sâu vào âm đạo.
- Không quan hệ tình dục trong thời gian bị bệnh, tránh tình trạng viêm nặng hơn . Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Mặc quàn áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Không nên dùng chung đồ dùng cá nhân.
- Tránh ngồi một chỗ quá lâu, nên thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao.
- Uống nước nhiều giúp đào thải các cặn bã ra khỏi cơ thể.
- Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể.